Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hành vi nào dưới đây thể quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học thân thiện, an toàn chưa phù hợp?

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 6

 

Câu 1. Hành vi nào dưới đây  thể quy tắc ứng xử để tạo môi trường lớp học thân thiện, an toàn chưa phù hợp?

A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện.           

B. Tôn trọng, lắng nghe người khác.

C. Lời nói thô tục, lỗ mãng.                                  

D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.

Câu 2. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?

A. Cởi mở, chân thành với các bạn.   

B. Thẳng thắn, nhưng tế nhị trong góp ý.

C. Đố kị, ganh đua.                              

D. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau

Câu 3. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô

A. Không lắng nghe thầy cô.  

B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.

C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.           

D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.

Câu 4. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ?

 A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.  

 B. Ích kỉ, không biết cảm thông.

C. Chân thành, thiện ý với bạn.           

D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.

Câu 5. Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn  của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.

B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.

C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.

D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 6. Để kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xích mích với bạn thân em không nên làm gì?

A. Nghĩ về những điểm tốt của bạn.

B. Nghĩ về những kỉ niệm đẹp của bạn với mình.

C. Tìm ra những điểm tốt của bạn.

D. Tranh luận gay gắt với bạn khi xảy ra xích mích.

Câu 7. Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?

A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.

B. Trường có nhiều phòng học hơn.

C. Trường có nhiều cô giáo hơn.

D. Trường có nhiều môn học mới, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.

Câu 8. Hiệu trưởng Trường THCS An Nhơn nay là ai?

A. Nguyễn Thành Chung                   

B. Cao Thị Thu Hương

C. Lê Thị Như Lan

D. Phạm Dương Hoàng Dũng           

Câu 9. Hiện nay lớp 6 có bao nhiêu môn học?

 A. 9               B. 10                   C. 11                                  D. 12

Câu 10. Khi trình bày về phòng truyền thống trường em, thái độ của em nên như thế nào?

A. Căng thẳng, nghiêm túc.

B. Trân trọng, tự hào.
C. Vui vẻ, giễu cợt.
D. Không cần cảm xúc gì đặc biệt.

Câu 11. Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?

A. Cho các bạn mượn sách để học.

B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.

C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng

Câu 12. Tính cách tạo thuận lợi cho bản thân trong sinh hoạt hằng ngày là:

A. Khó tính, lằm lì ít nói.

B. vui vẻ, luộm thuộm.

C. Hòa đồng, thân thiện, vui vẻ, tự tin.

D. Chậm chạp, ít nói, thông minh.

Câu 13. Những tính cách gây khó khăn cho bản thân trong sinh hoạt hằng ngày  là:

A. Vui vẻ, nhanh nhẹn.

B. Thông minh, tự tin.

C. Luộm thuộm, thân thiện.

D. Khó tính, ít nói, chậm chạp, luộm thuộm.

Câu 14. Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới?

A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.

B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.

C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên vể phương pháp học các môn học mới.

D. Tất cả các ý trên trên.

Câu 15. Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.

A.Tự giác học tập.

B. Nhường em nhỏ.

C. Tôn trọng bạn bè.

D. Tất cả các ý trên trên.

Câu 16. Sự thay đổi về vóc dáng các bạn trong lớp khác nhau là do:

A. Do Chế độ ăn uống, tập thể thao khác nhau; do di truyền hoặc do sự dậy thì sớm hay muộn .

B. Do học nhiều.

C. Do chơi thể thao.

D. Do  tham gia nhiều hoạt động chung.

Câu 17. Những việc làm nào sau đây phù hợp để phát triển bản thân?

A. Thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ hợp lí

B. Thường xuyên lướt zalo, facebook tán gẫu với bạn bè

C. Ngủ nhiều, ăn uống tùy thích theo bản thân, vận động ít.

D. Ăn kiêng, hạn chế ăn rau củ, ăn thịt là chủ yếu

Câu 8. Linh luôn chia sẻ đồ vật của mình cho mọi người. Linh còn hay tham gia những hoạt động thiện nguyện. Đức tính đặc trưng của Linh là gì?

A. Giản dị, tiết kiệm.

B. Ân nghĩa, thủy chung.

C. Yêu thương, tốt bụng.

D. Thẳng thắn, cương trực.

Câu 19. Long là một người chưa từng nói dối hay gian lận trong học tập và cuộc sống. Đức tính đặc trưng của Long là gì?

A. Tham lam.

B. Gian dối.

C. Trung thực.

D. Yêu thương.

Câu 20. Em cần làm gì với những đức tính chưa tốt của bản thân mình?

A. Nói ra để mọi người thông cảm.

B. Xem xét lại bản thân, cố gắng cải thiện, thay đổi theo chiều hướng tốt.

C. Để nguyên vì không ai hoàn hảo.

D. Yêu cầu người khác sửa đổi theo tính của mình.

Câu 21. Minh luôn sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí. Minh chỉ mua khi mình thực sự cần và đồ vật xứng đáng với giá trị. Đặc trưng tính cách của Minh là gì?

A. Yêu thương, tốt bụng.

B. Thủy chung, nhân nghĩa.

C. Tiết kiệm, giản dị.

D. Trung thực, cương trực.

Câu 22. Hôm nay cô giáo cho về nhà làm một đề văn, nhưng các bạn lại rủ đi đá bóng (môn thể thao em rất thích) vậy em sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

A. Cứ đi đá bóng rồi tính tiếp.

B. Hôm sau nói với cô giáo là để quên bài ở nhà.

C.  Căn cứ vào lượng bài tập của các môn học và lên thời gian biểu phù hợp nhất.

D. Xin cô cho lùi thời gian nộp bài kiểm tra.

Câu 23. Bắt đầu lên lớp 6 em có nhiều môn học, môn nào cũng có bài tập phải làm khiến em không có thời gian đi đá bóng. Em nên làm thế nào để có thể hoàn thành hết các bài tập mà vẫn có thời gian dành cho sở thích bóng đá?

A. Lập thời gian biểu để quản lý thời gian.

B. Nhờ bạn làm bài tập hộ.

C. Đi đá bóng không làm bài tập nữa.

D. Không tham gia đá bóng nữa để tập trung học.

Câu 24. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?

      A. Tự tin.             B. Tự ti.              C. Trung thực.          D. Tiết kiệm.

Câu 25: Dù gia đình G nghèo nhưng G luôn học tập chăm chỉ và đạt thành tích cao trong học tập. G nói rằng. Gia đình mình tuy nghèo nhưng mọi người rất thương yêu nhau và mình sẽ quyết tâm mai sau trở thành 1 bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho người nghèo. Câu nói của G thể hiện điều gì?

A. G là người tự tin.                                                    

B. G là người tự ti.

C. G là người khiêm tốn.                                             

D. G là người tiết kiệm.

Câu 26. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:

A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.

B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.

C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.

D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.

Câu 27. Để tạo thêm sự tự tin cho mình, bản thân chúng ta cần phải :

A. Nói chuyện nhỏ, không rõ ràng.

B. Quần áo luộm thuộm.

C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao, tập nói to và rõ ràng.

D. Không tham gia các hoạt động chung.

Câu 28. Khi làm bài tập môn toán Lan thấy Ngọc có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của Ngọc. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Lan là người trung thực.                                        

B. Lan là người tiết kiệm.

C. Lan là người nói khoác.                                          

D. Lan là người không tự tin.

Câu 29. Để giành thời gian cho sở thích của em thì bản thân cần phải thực hiện:
A. Lập thời gian biểu cho phù hợp với hoạt động của bản thân về: ăn uống, học tập, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, phụ giúp việc nhà, …
B. Thực hiện theo sở thích
C. Chỉ giành thời gian cho vui chơi, giải trí
D. Thực hiện theo yêu cầu của người khác

Câu 30. Đối lập với tự tin là?

       A. Tự trọng.              B. Tự ti, mặc cảm.            C. Trung thực          D. Tiết kiệm.

Câu 31. Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.

A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.

B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.

C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên vể phương pháp học các môn học mới.

D. Tất cả các ý trên trên.

Câu 32. Em cần làm gì với những đức tính chưa tốt của bản thân mình?

A. Nói ra để mọi người thông cảm.

B. Xem xét lại bản thân, cố gắng cải thiện, thay đổi theo chiều hướng tốt.

C. Để nguyên vì không ai hoàn hảo.

D. Yêu cầu người khác sửa đổi theo tính của mình.

Câu 33. Để rèn luyện sự tập trung khi học tập trên lớp, học sinh cần làm gì?

A. Làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học.

B. Luôn kết hợp lắng nghe với quan sát những hành động, việc làm, hình ảnh được thầy cô giới thiệu trong bài học,…đồng thời ghi chép đầy đủ những điều cần thiết.

C. Bỏ qua các nhiệm vụ học tập

D. Tự ti, giấu dốt.

Câu 34. Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.

B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.

C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 35. Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?

A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.

B. Nghe nhạc bằng tai nghe.

C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.

D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.

Câu 36. Với các môn học mới, em cần có thái độ học tập như thế nào?

A. Không quan tâm.

B. Tích cực, nghiêm túc.

C. Vui vẻ, hoạt náo.

D. Lo lắng, sợ hãi.

Câu 37. Đâu là biểu hiện của cách thức giao tiếp phù hợp?

A. Chê bai bạn, kể xấu người khác.
B. Có lời nói, thái độ,hành vi phù hợp để tạo sự hài long,hoặc tránh làm tổn thương người khác.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 38. Nếu em chưa hiểu những điều cô giáo vừa giảng, em nên làm gì?

A. Tự tìm hiểu lại.

B. Không  nói ra vì sợ các bạn chê cười.

C. Nói với các bạn rằng cô dạy chán nên không hiểu.

D. Hỏi lại để cô giải thích.

Câu 39. Theo em đâu là cách để có thể sắp xếp góc học tập gọn gàng?

A. Xác định được những chỗ chưa gọn gàng ngăn nắp trong nơi ở của em.
B. Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngắn nắp.
C. Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp với khung cảnh gia đình.
D. Tất cả ý trên.

Câu 40. Lan là học sinh vui vẻ, hòa đồng và có trách nhiệm trong học tập. Nhưng có nhiều lúc Lan không kiểm soát được cảm xúc của mình, dễ tức giận, gắt gỏng với người xung quanh.Để khắc phục điều chỉnh thái độ đó, Lan cần phải:

A. Hít thật sâu và thở ra thật chậm để giảm tức giận; không phản ứng, không nói khi đang bực tức.

B. Luôn nghĩ đến xấu của người khác.

C. Cứ nói kể cả những lời không hay lúc đang bực tức.

D. Luôn giữ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực trong mình.

Câu 41.  Những việc làm nào sau đây là biểu hiện của biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

A. Mỗi buổi sáng, Đông đều tập thể dục

B. Khi ăn cơm, Hà không ăn vội vàng mà từ tốn nhai kĩ

C. Hằng ngày, Bắc đều súc miệng bằng nước muối

D. Cả ba đều đúng

Câu 42. Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 43. Chúng ta phải làm gì với những thói quen chưa tích cực?

A. Không làm gì vì con người không hoàn hảo.

B. Cố gắng cải thiện, thay đổi.

C. Giữ nguyên.

D. Nói ra để mong mọi người thông cảm.

Câu 44. Việc làm nào không thể hiện chăm sóc sức khỏe hằng ngày?

A. Ăn uống điều độ

B. Tập thể dục – thể thao

C. Nghỉ ngơi hợp lí

D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khỏe.

Câu 45. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút

B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.

C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.

D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 46. Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân

Câu 47. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A. Tức giận, quát mắng em.

B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.

C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.

D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 48. Những việc nào cần làm để tự chăm sóc bản thân?

A. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

B. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao.

C. Luôn lạc quan, yêu đời.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 49.  Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân

Câu 50.  Việc làm thể hiện việc không chăm sóc, sức khỏe là:

A.  Hút thuốc lá.                                                          

B.  Chơi cầu lông.

C.  Đánh răng trước khi đi ngủ.                                  

D.  Chơi đá bóng.

Câu 51. Đâu là biểu hiện của cách thức giao tiếp phù hợp?

A. Chê bai bạn, kể xấu người khác.
B. Có lời nói, thái độ,hành vi phù hợp để tạo sự hài long,hoặc tránh làm tổn thương người khác.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 52. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?

A. Cởi mở, chân thành với các bạn.                        

B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau.

C. Thẳng thắn, nhưng tế nhị trong góp ý.                

D. Đố kị, ganh đua.

Câu 53. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô.

A. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.

B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.

C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp.

D. Không lắng nghe thầy cô.

Câu 54. Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì?

A. Mắng bạn.

B. Gặp bạn để trò chuyện thẳng thắn, chân thành.

C. Đánh bạn.

D. Không chơi với bạn.

Câu 55. Em sẽ làm gì khi thầy cô gọi em trả lời câu hỏi liên quan đến bài học mà em không biết trả lời?

A. Đứng im, cúi mặt và không nói gì.

B. Cố gắng nói điều mình biết nhưng không liên quan đến câu hỏi.

C. Nói lời xin lỗi thầy cô vì chưa chú ý nghe giảng.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 56. Nếu em chưa hiểu những điều cô giáo vừa giảng, em nên làm gì?

A. Tự tìm hiểu lại.

B. Không  nói ra vì sợ các bạn chê cười.

C. Nói với các bạn rằng cô dạy chán nên không hiểu.

D. Hỏi lại để cô giải thích.

Câu 57. Biểu hiện nào thể hiện sự lắng nghe khi giao tiếp với người khác:

A. Lơ đãng.

B. Làm việc riêng.

C. Nét mặt chăm chú.

D. Nói tranh phần, chen ngang.

Câu 58. Đâu là biểu hiện của cách thức giao tiếp phù hợp?

A. Chê bai bạn, kể xấu người khác.

B. Có lời nói, thái độ, hành vi phù hợp để tạo sự hài lòng, hoặc tránh làm tổn thương người khác.

C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.

D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 59. Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo là

A. khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác

B. ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô

C. khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn

D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo

Câu 60. Ngày 20 -11 là ngày để thể hiện tinh thần nào?

A .Tôn sư trọng đạo            B. Yêu nước           C .Chăm chỉ          D. Trung thực

Câu 61. Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?

A. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.

B. Là nét đẹp trong tâm hồn con người

C. A, B, C đúng

D. Là truyền thống quý báu của dân tộc

Câu 62. Nếu mẹ em ốm, em nên thể hiện tình cảm với mẹ bằng cách nào?

A. Chăm sóc mẹ.                             B. Dọn dẹp nhà cửa.                   C. Đi tưới cây.

Câu 63. Biểu hiện nào thể hiện sự thiếu quan tâm khi gia đình có người ốm?

A. Không chăm sóc và thăm hỏi người ốm.

B. Chăm sóc ăn uống, vệ sinh cho người ốm.

C. Động viên, khích lệ và nói năng nhẹ nhàng.

D. Giữ không gian yên tĩnh và thông thoáng nơi người ốm.

Câu 64. Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.

B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.

C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.

D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 65. Bố đi công tác xa, em sẽ:

A. Qua nhà bạn chơi .

B. Không làm gì chỉ lo chơi game.

C. Chủ động và khẩn trương hoàn thành công việc học tập để có thời gian giúp đỡ mẹ.

D. Công việc nhà không phải của mình.

Câu 66. Mẹ dặn hai anh em B phân công nhau giúp đỡ bố mẹ việc nhà như: rửa bát, quét nhà, gấp dọn quần áo…Nhưng hai anh em thường xuyên xảy ra tranh cãi về việc người làm ít, người làm nhiều. Nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

A. Vẫn giữ nguyên phương án phân công việc cũ.

B. Tranh cãi để giành phần thắng, làm ít việc hơn.

C. Khó chịu, giận dỗi không làm việc nhà nữa.

D. Nói chuyện lại để phân công việc luân phiên, công bằng.

Câu 67. Biểu hiện nào không phù hợp khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế?

A. Tham gia thực hiện công việc nhà cùng bố mẹ.

B. Sử dụng thời gian hợp lí cho việc học tập và giúp đỡ gia đình.

C. Đòi mua điện thoại thông minh giống bạn để chơi game.

D. Quyết tâm học tập để có cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

Câu 68. Ngày 22/12 năm nào được Ban Bí thư T.Ư Đảng quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) là ngày hội Quốc phòng toàn dân?

A. Ngày 22/12/1989 

B. Ngày 22/12/1990

C. Ngày 22/12/1991

Câu 69. Câu tục ngữ thể hiện đức tính biết ơn

A. Trên kính, dưới nhường

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Ăn cây nào rào cây ấy

D. Lá lành đùm lá rách

Câu 70. Những việc làm nào sau đây biểu hiện biết tự chăm sóc sức khỏe ?

A. Mỗi buổi sáng trời lạnh thay vì tập thể dục thì em mặc thêm nhiều áo ấm vào

B. Khi ăn cơm em phải ăn vội vàng để dành thời gian đi ngủ sớm

C. Đã bốn ngày rồi mà em không thay áo quần vì trời đang rất lạnh

D. Sáng nào em cũng dậy sớm tập thể dục, súc miệng bằng nước muối

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.336
0
0
Thảo Khúc
28/10/2022 21:50:49
1a
2s
3a
4b
5b
6b
7d

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×