Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát Biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học lớp 7 (tập 1)

Phát Biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học lớp 7 (tập 1) .
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
178
0
0
rén
11/01/2022 09:07:42
+5đ tặng

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong bài thơ của Chủ tích Hồ Chí Minh: Cảnh Khuya, Rằm tháng giêng

MB:

  • Giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng, tác giả, tác phẩm
  • Hoàn cảnh sáng tác: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

TB:

  • Cảnh đêm trăng rằm tháng giêng sáng sủa, trong trẻo, đầy sức sống: không gian cao rộng bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân, nổi bật trên là vầng trăng tròn đầy tỏa ánh sáng xuống khắp trời đất
  • Hình ảnh người chiến sĩ yêu nước, yêu cách mạng: giao hòa với thiên nhiên, có tâm hồn lãng mạn của người thi sĩ, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời
  • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, biện pháp điệp ngữ, vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Tuấn Phúc
11/01/2022 09:22:48
+4đ tặng

Nội dung kiến thức “Luyện nói Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”
Ví dụ về bài cảnh khuya
Thân bài :

* Bức tranh thiên nhiên trong bài :

Tuyệt đẹp, nên thơ, trữ tình:

– Tiếng suối trong trẻo, so sánh với tiếng hát tạo nên sự gần gũi.

– Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa : Là sự gắn kết của thiên nhiên. Không cần một sợi dây nối nào, chúng tự lồng ghép, đan xen, hòa quyện vào nhau. Ánh trăng, cổ thụ, hoa quấn quýt, lung linh, huyền ảo và nhiều màu sắc.

* Tâm trạng nhà thơ :

Tâm hồn rung động trước thiên nhiên, nổi bật là “nỗi lo”, là tâm tư “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

* Đặc sắc nghệ thuật : Thể thơ lục bát, sử dụng phép điệp từ “lồng”, “chưa ngủ”.

Kết bài :

Chúng ta càng yêu thiên nhiên, thêm cảm phục, yêu quý tâm hồn và tấm lòng của Bác.

Bài Rằm tháng giêng

Mở bài :

Giới thiệu chung tác phẩm.

Thân bài :

* Cảnh thiên nhiên :

Cảnh bát ngát, mênh mông và thật nên thơ.

– Hình ảnh trăng “lồng lộng”, lung linh.

– Mây trời hòa trộn vào nhau. Sông, nước, trời, thiên nhiên kết hợp một sắc “xuân”, lại cả ánh trăng nữa, cảnh thật đẹp và huyền ảo.

– Từ “xuân” được lặp lại ba lần làm nổi bật sức sống mãnh liệt của đất trời.

* Con người và việc quân :

– Trong không gian đẹp ấy, con người hiện lên với việc dân việc nước. Bác và các chiến sĩ có tấm lòng yêu nước, phải bàn bạc việc quân trong đêm để tránh sự theo dõi của quân địch.

– Kết thúc bài thơ lại là hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời, ánh trăng “ngân đầy thuyền”. Hình ảnh đẹp, thơ mộng như vậy làm ta thật khâm phục tâm hồn tinh tế, tình yêu thiên nhiên của Bác.

Kết bài :

Tổng kết lại bài thơ về 2 nội dung chính : thiên nhiên và con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×