Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích thiên nhiên trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận

phân tích thiên nhiên trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
86
1
0
+5đ tặng

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 và của nền văn học Việt Nam thế kỷ 20. Đoàn thuyền đánh cá được Huy Cận sáng tác trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí lao động của một vùng biển giàu đẹp ở miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không khí lao động vui tươi, sôi nổi, khẩn trương của những người ngư dân được thể hiện rõ qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ.

Khổ đầu và khổ cuối của bài thơ là hai bức tranh thiên nhiên lúc hoàng hôn và bình minh, cảnh đoàn tàu ra khơi và trở về, tuy cảnh khác nhau nhưng đều góp phần làm nổi bật hình ảnh con người mới: yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm, yêu cuộc sống…

Hình ảnh đoàn thuyền hừng hực khí thế ra khơi đánh cá qua khổ thơ đầu:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Cảnh hoàng hôn từ trên biển được miêu tả thật ấn tượng, rực rỡ ánh sáng. Hình ảnh so sánh “như hòn lửa ” gây sự chú ý mạnh mẽ. Cách so sánh độc đáo, sáng tạo bất ngờ gợi cho ta cảnh mặt trời từ từ lặn xuống biển, để lại những tia nắng cuối ngày trong khoảng không gian bao la của vũ trụ. Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ, thật rực rỡ, huy hoàng đang chìm dần xuống biển. Phép so sánh độc đáo càng nâng cao hơn nữa sự kì vĩ, huy hoàng rực rỡ của mặt trời.

Phép nhân hóa “sóng cài then, đêm sập cửa” diễn đạt bước di của thời gian: vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, không gian yên tĩnh chuyển từ trạng thái động sang tĩnh. Màn đêm buông xuống thật nhanh. Cách cửa vũ trụ đã khép lại mở ra một không gian mới: không gian của cuộc sống lao động của con người.

Trên nền cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh người lao động trên biển. Hình ảnh đoàn thuyền hừng hực khí thế ra khơi biểu hiện sức mạnh của người ngư dân, của tập thể lao động đoàn kết, với sức mạnh làm chủ hoàn cảnh. Khi ánh sáng ban ngày dần tắt, màn đêm chiếm ngự không gian, vũ trụ đi vào yên nghỉ thì cũng là lúc họ bắt đầu công việc, bắt đầu một ngày lao động mới

Bút pháp lãng mạn, hình ảnh tưởng tượng độc đáo, bay bổng: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Tiếng hát là biểu tượng của niềm vui, niềm lạc quan yêu đời, niềm hân hoan trong cuộc sống. Chi tiết tưởng tượng đó thể hiện niềm hân hoan bất tận trong tâm hồn con người. Niềm vui đó lan tỏa vào không gian, tạo hứng khởi cho con người bắt tay vào công việc lao động.

Đoàn thuyền ra đi trong một không khí vô cùng hào hứng, một hình ảnh đẹp và nên thơ. Ta thấy hình ảnh chiếc buồm căng không chỉ vì “gió” mà còn do ngập cả không gian bao la, tiếng hát vang lên trong tâm tư người đánh cá, trong niềm mê say sự giàu đẹp của biển cả mênh mông. Từ “lại” diễn tả sự lặp lại nhiều lần, tính chất đều đặn, thường xuyên của một công việc…

Khổ thơ đầu ngợi ca sự khỏe khoắn của con người trong lao động, với cảnh ra khơi đầy khí thế, hăng say, phấn khởi và thiên nhiên biển cả đẹp đẽ, bao la.

Sau một đêm làm việc miệt mài, hăng say giữa biển khơi, con người đã thu hoạch được những thành quả mỹ mãn. Niềm hy vọng, ước mơ lúc ra khơi giờ đây đã trở thành hiện thực. Cảnh bình minh trên biển mở ra một không gian mới. Chi tiết tưởng tượng lãng mạn “câu hát căng buồm” được lặp lại thể hiện niềm vui bất tận, sảng khoái của người ngư dân sau một đêm lao động vất vả. Tầm vóc con người trở nên lớn lao phi thường. Họ hoàn toàn chủ động, làm chủ tình huống, làm chủ cuộc sống và thiên nhiên.

Biện pháp tu từ nhân hóa “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” khiến cho hình ảnh hào hùng, vừa chân thực vừa lãng mạn. Nếu ở khổ thơ đầu, thiên nhiên đối lập với hoạt động của con người thì ở đây thiên nhiên đồng hành cùng con người, hỗ trợ con người hoàn thành công việc lao động và nâng đỡ con người về với đất liền.

Hình ảnh bình minh hoành tráng, rực rỡ và gợi cảm hơn nhờ phép nhân hóa “mặt trời đội biển nhô màu mới”. Dưới ánh bình minh báo hiệu một ngày mới tinh khôi, con người đã trở về. Thiên nhiên hòa quyện vào công việc lao động của con người, chứng kiến thành quả lao động tốt đẹp của con người.

Bài thơ có giọng điệu tươi tắn, khí thế khẩn trương cũng góp phần bộc lộ sâu sắc cảm xúc chủ đạo xuyên suốt các khổ thơ: niềm vui trước cuộc sống mới, niềm tự hào của con người được làm chủ cuộc đời của chính mình.

Hai khổ thơ là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn đặc sắc. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, cuộc sống lao động sinh động phản ánh hiện thực cuộc sống lao động khẩn trương, sôi nổi tràn ngập niềm vui của những năm đầu hòa bình lập lại ở miền Bắc nước ta. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mới với tinh thần lạc quan, yêu đời, không khí hăng say lao động, với tư thế của người làm chủ thiên nhiên, đất nước, làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân. Hai khổ thơ còn là một bài ca lao động, một khúc ca ca ngợi cuộc sống mới và phẩm chất con người mới trong lao động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Anh Tú
12/01/2022 13:43:46
+4đ tặng

Nổi tiếng từ phong trào Thơ mới, Huy Cận đến với nền thơ với lời thơ thấm thía bao nỗi buồn, tràn ngập cái sầu nhân thế. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình. Nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.

Sau Cách mạng, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, là bài ca vui về cuộc đời, là bài thơ yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ông tìm được nguồn sống từ cuộc sống mới của dân tộc và say mê sáng tạo. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một trong những tác phẩm nổi bậc của ông trong giai đoạn này.

Đoàn thuyền đánh cá được viết vào giữa năm 1958, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Niềm vui dạt dào tin yêu trước cuộc sống mới đang hình thành. Đất nước đang thay da đổi thịt đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của thơ ca lúc bấy giờ.

Nhiều nhà thơ đã đi tới các miền đất xa xôi của Tổ quốc để sống và để viết. Tố Hữu, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tuân, lên miền núi, đến với nhà máy, nông trường... Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi ấy, hồn thơ của ông mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.

Xuyên suốt bài thơ là bút pháp sáng tác lãng mạn, bay bổng, cảm xúc vũ trụ độc đáo tuôn trào. Thi phẩm đã để lại cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị, những ấn tượng sâu sắc.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá lúc hoàng hôn buông xuống:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi".

Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt. Hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Buổi chiều không mang nét buồn; không gian, mặt biển bao la, hoành tráng; thiên nhiên tràn đầy sức sống. Hình ảnh mặt trời rực rỡ từ từ xuống biển chói lòa ánh sáng. Phép nhân hóa và ẩn dụ "Sóng đã cài then đêm sập cửa" gợi cho người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ, sẵn sàng che chở cho tất cả.

Thế nhưng vũ trụ đi vào yên nghỉ nhưng không hề thấy nét lụi tàn mà ngược lại càng trở nên huy hoàng, mỹ lệ. Ánh sáng mặt trời bừng lên mãnh liệt ngỡ như có thể khiến cho cả đại dương sôi sục trong sức nóng bỏng khủng khiếp. Thủ pháp so sánh độc đáo, khiến người đọc bất ngờ, thú vị. Những con sóng lăn tăn trên mặt biển như khép lại cánh cửa của ngày. Màn đêm biển cả mở ra, sâu thẳm và huyền bí.

Trước khi vũ trụ đi vào lặng lẽ, đoàn thuyền đánh cá căng buồm ra khơi. Nhịp thơ vừa chùng xuống lập tức căng lên theo cách buồm ngược gió:

"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi".

Từ "lại" cho ta thấy đây không phải là lần đầu tiên đoàn thuyền ra khơi mà đã rất nhiều lần và trở nên quen thuộc. Một tư thế chủ động mạnh mẽ, đầy tin tưởng trong bài ca lao động tươi vui. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp. Cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh lao động khỏe khoắn. Khung cảnh vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu, hứa hẹn một chuyến ra khơi thắng lợi.

Trong câu hát, đoàn thuyền vượt sóng ra khơi, băng mình trên biển cả tìm kiếm những luồng cá. Tiếng hát vang vọng trong đại dương, tràn đầy khí thế:

"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi".

Biện pháp so sánh đầy hình ảnh kết hợp với lối chơi chữ độc đáo. "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" khiến cho câu thơ nhộn nhịp theo từng đoàn cá chạy. Phép nhân hóa: "đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng" lập tức phá tan vẻ đơn điệu của biển đêm. Huy Cận đã hết sức chú ý đến việc xây dựng hình ảnh đặc sắc cho đoạn thơ nhằm tạo nên sự hài hòa giữa con người và biển cả. Đại dương không còn đáng sợ nữa. Đại dương giờ đây chính là ngôi nhà vĩ đại, là nguồn sống của con người.

Lời ca tiếng hát là những ước mơ đẹp, ước mơ về một chuyến đi với những thành quả lao động cao, góp phần tích cực vào việc xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp. Hình ảnh của sự liên tưởng sáng tạo, giàu ý nghĩa; hình ảnh mang chất thơ, thi vị hóa công việc đánh bắt cá nặng nhọc. Câu hát yêu đời, thiết tha, trìu mến, ca ngợi sự giàu đẹp của biển Đông Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam.

Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng với niềm vui phơi phới, khỏe khoắn khi con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương. Cảnh đoàn thuyền lướt sóng ra khơi, từng luồng cá bủa lưới vây giăng mang vẻ đẹp vừa hoành tráng, vừa thơ mộng
HT^^

1
0
Trần Trung
12/01/2022 13:44:02
+3đ tặng

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã dấy lên một phong trào Mỗi người làm việc bằng hai vừa xây dựng miền Bắc, đã chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền Nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Nhà thơ Huy Cận (1919-2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vũ Quang (trước đây thuộc huyện Hương Sơn, nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Hơn sáu mươi năm hoạt động Văn học nói chung và làm thơ nói riêng, với gần rất nhiều thi phẩm thơ đi từ nỗi buồn từ ngàn xưa đến niềm vui lớn hôm nay, Huy Cận luôn gắn liền với mạch đời chung của dân tộc. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá thể hiện sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Hai khổ đầu là cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người, bốn khổ tiếp theo là hoạt động của đoàn thuyền đánh cá và khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh của một ngày mới.

Nhà thơ Huy Cận từng tâm sự: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá nằm trong cảm hứng chung của thơ tôi trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tôi viết bài thơ tương đối nhanh, chỉ vài giờ của một buổi chiều trên vùng biển Hạ Long. Bài thơ được viết liền mạch và ít phải sửa chữa. Tôi nghĩ rằng đó cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên mà thực sự là cảm hứng đã được tích tụ trên một đề tài quen thuộc của tôi và được viết ra trong không khí rất vui của những năm tháng đầu xây dựng của chủ nghĩa xã hội. (Huy Cận, Tác phẩm văn học, NXB Văn học, 2001).

Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt đó là lúc hoàng hôn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như hòn lửa. Với cách so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hoàng và tráng lệ làm ngây ngất lòng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan tỏa. Nghệ thuật nhân hóa Sóng cài then, đêm sập cửa đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà công việc đó được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành nề nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đoàn kết, phấn khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khỏe khoắn, lời hát của họ như hòa vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả nổi bật về nét đẹp của người dân làng chài:

Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi

Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời nay may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét sáng tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thú vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Ở khổ thơ thứ ba là hình ảnh con thuyền với cảnh đánh bắt cá trên biển:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Có thể nói rằng, toàn bộ khổ thơ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Tất cả các hình ảnh: mây, nước, sao, trời được vẽ nên bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền vừa có tính hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. Lái gió, buồm trăng - đọc câu thơ, ta có cảm nhận thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. Trăng sao như soi rõ hơn cho con người phát hiện ra luồng cá. Giữa biển trời mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chài, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hăng hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Ở khổ thơ thứ tư, tác giả dành riêng để miêu tả sự giàu có của biển cả:

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×