Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Điển từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
/ 26
Điển từ ngữ thích hợp vào chỗ chẩm
Năm . 1862.. triều dinh nhà Nguyen ki hòa ước, nhường ba tinh miền Đng cam.
lực lượng
cho thực dân Pháp. Trieu dinh ra lệnh cho Trương Định phải
kháng chiến nhưng Trương Đinh
cùng nhân dân chong quân xàm
lược.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
145
0
0
trần việt anh
17/01/2022 22:04:09
cùng x2 nhéi Hùng, ở phía bắc huyện Quỳnh Lưu, cách huyện lỵ 12 km. Nơi đây có núi cao, sông rộng tạo ra phong cảnh "Sơn thuỷ - hữu tình", nằm trên trục đường giao thông Bắc - Nam, huyết mạch giao thông của cả nước, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - an ninh - quốc phòng, trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
   Mai Hùng có lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm, nơi đây đã có con người sinh sống, họ đã khai sơn phá thạch, quai đê, lấn biển, ngọt hoá đồng ruộng xây dựng xóm làng, góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân các làng, xã Mai Hùng một lòng đi theo Đảng, sớm giành được chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, có nhiều đóng góp cho các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc: chống thực dân Pháp,  đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực thù địch.
  Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Mai Hùng vững bước đi lên, tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ được nét đẹp truyền thống văn hoá quê hương, đồng thời xây dựng được nét đẹp văn hoá văn minh, hiện đại.
  Lịch sử đảng bộ, nhân dân xã Mai Hùng vẻ vang, hào hùng cần được lưu giữ, bồi dưỡng, giáo dục cho các thế hệ hiểu biết, từ đó nâng cao niềm tự hào và thấy rõ trách nhiệm với quê hương, đất nước..
  Thể theo yêu cầu nguyện vọng của đảng bộ và nhân dân, trước đây chúng ta đã tiến hành sưu tầm, biên soạn cuốn: "Mai Hùng truyền thống và lịch sử" (năm 1997), nhưng chưa đúng tầm với mảnh đất: "Địa linh, nhân kiệt". Qua đóng góp, cung cấp thêm tư liệu của các bậc cao niên, các đồng chí nguyên là bí thư, chủ tịch qua các thời kỳ và bước đầu tiến hành các cuộc hội thảo của các vùng, cũng như mở nhiều cuộc toạ đàm, góp ý, lấy ý kiến từ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đáp ứng nguyện vọng đó, Đảng uỷ ra Nghị quyết về: "Tiếp tục, sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương". Đến nay, cuốn "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Mai Hùng" được hoàn thành.
        Nhân dịp kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các ngày lễ lớn của dân tộc, chúng tôi cho ra mắt quý, bạn đọc cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Mai Hùng" . Cuốn sách gồm 5 chương.
    Chương I: Khái quát về miền quê Mai Hùng
    1. Vị trí địa lý.
    2. Các làng, họ cổ xưa của Mai Hùng
    Chương II: Truyền thống đấu tranh của nhân dân Mai Hùng trước và sau khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
    I. Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
    II. Phong trào cách mạng của nhân dân các làng, xã Mai Hùng từ ngày có Đảng lãnh đạo đến Cách mạng tháng Tám 1945
    Chương III: Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ, nhân dân các làng đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1945-1954)
    I. Những việc làm sau khi giành chính quyền
    II. Xây dựng hậu phương, chi viện cho các chiến trường, hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
    Chương IV: Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Hợp, Quỳnh Kim trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước 1954-1975
    I. Ổn định tình hình sau chiến tranh, phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
    II. Đảng bộ và nhân dân xã Quỳnh Hợp, Quỳnh Kim trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1964-1968)
    III. Đảng bộ và nhân dân xã Mai Hùng khôi phục kinh tế, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, góp phần cùng cả nước giải phòng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1969-1975)
    Chương V: Đảng bộ và nhân dân xã Mai Hùng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1975-2010)
    1.10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương của Đảng bộ và nhân dân Mai Hùng 1975 - 1986.
    2. Đảng bộ và nhân dân xã Mai Hùng trong sự nghiệp đổi mới, tiến tới xây dựng xã hội vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" (1986-2010).
  Lịch sử chỉ có một, nhưng làm nên lịch sử là tất cả các thế hệ nối tiếp nhau và viết sử cũng là công việc của nhiều người đóng góp tư liệu, toạ đàm, bổ sung để cuốn sử hoàn chỉnh. Cuốn sử hoàn thành là kết quả tập hợp trí tuệ của nhiều người là sự đóng góp của các bậc cao niên, của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân, nhân dân xã Mai Hùng.
        Mặc dầu có nhiều nỗ lực, cố gắng sưu tầm tư liệu, biên soạn song do nguồn tư liệu không còn bao nhiêu nên sẽ không trách được những hạn chế thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhận sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý, bạn đọc để lần sau tái bản được đầy đủ hơn.
        Thay mặt Ban chỉ đạo biên soạn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
        Ban Thường vụ, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Quỳnh Lưu, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Mai Hùng đã phối hợp cùng chúng tôi cung cấp thông tin tư liệu trong suốt quá trình biên soạn, xuất bản cuốn sách. Cảm ơn Nhà xuất bản Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, biên tập cuốn "Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Mai Hùng".
                                                                                                 
                                                                            Mai Hùng, tháng 5  năm 2013
                                                                     T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
                                                                                                       Bí thư
 
                                                                           Nguyễn Xuân Bốn         
 
 CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ MIỀN QUÊ MAI HÙNG
 
           1. Vị trí địa lý:
Các địa danh: sông Hoàng Mai, sông Mơ, Sứ Sơn, rú Sui, Đội Vấn, Bãi Vông, Động Kiêu, giếng Mía, đồng Vức, đồng Mò, 99 cồn đồi, đền Kim Lung, đền Ông Phổng, đền Ngọc Huy, đền cửa Truông tạo lập lên: làng Quang (Yên Phú), kẻ Đáy (Ngọc Huy), Kẻ Trường (Kim Lung), Cung - Nhồi (Yên Lộc - Yên Trạch), những tên đất, tên làng biết bao thân thương, như một dòng chảy liên tục của lịch sử, từ thế hệ này sang các thế hệ khác. Qua bao lần đổi thay tên gọi. Xã Văn Hiến, Văn Phương, Quỳnh Phương, Quỳnh Kim, Thọ Vinh, Quỳnh Mai, Quỳnh Hợp và hiện tại là xã Mai Hùng.
Mai Hùng ở phía nam cầu Hoàng Mai (đông và tây quốc lộ 1A); phía bắc giáp xã Quỳnh Vinh và thị trấn Hoàng Mai; phía đông giáp xã Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Liên xa xưa có một thời gian dài cùng chung lưng đấu cật với nhau làm nên những sự tích hào hùng; phía tây giáp xã Quỳnh Trang và xã Quỳnh Tân; phía nam giáp xã Quỳnh Xuân.
Diện tích tự nhiên: 1.221 ha, trong đó diện tích canh tác 456 ha
Dân số: 8.926 người, 1.924 hộ.
    Đảng bộ có 322 đảng viên, trong đó có 180 đồng chí có từ 30 năm tuổi Đảng trở lên, sinh hoạt ở 22 chi bộ, trong đó có 18 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm xá.
Đoàn viên thanh niên có 2119 đoàn viên, thanh niên, sinh hoạt ở 21 chi đoàn, trong đó 3 chi đoàn trường học.
Hội Liên hiệp phụ nữ có 1446 hội viên, sinh hoạt ở 18 chi hội
Hội Cựu chiến binh có 391 hội viên, trong đó có 7 người tham gia kháng chiến chống Pháp, 191 người tham gia chống Mỹ, sinh hoạt trong 18 chi hội.
Hội nông dân có 1093 hội viên, sinh hoạt 18 Chi hội
Hộị người cao tuổi 749 hội viên sinh hoạt 18 Chi hội.
        Khí hậu thời tiết:
        Nằm ở phía bắc trung - trung bộ, Mai Hùng có toạ độ khoảng 105042/ kinh độ đông, 19,20 vĩ độ bắc, thuộc khu vực nhiệt đới, nên chịu ảnh hưởng của 3 luồng gió.
         Gió mùa đông bắc tràn về mang theo giá lạnh, rét buốt và mưa phùn vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch năm sau); gió Tây Nam, luồn qua dãy Trường Sơn, mang gió nắng, oi bức, khó chịu thổi vào miền Trung, nhân dân thường gọi là gió Lào từ tháng 4 đến tháng 7 (âm lịch); gió nồm (đông nam):  mát mẻ từ biển Đông thổi vào trong những ngày nắng hè oi bức.
Nhưng nhìn chung khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 9, mùa lạnh giá từ tháng 10 (rét buốt vào tháng 12,  đến tháng 3 âm lịch  năm sau).
Mùa nắng nóng: Nhiệt độ bình quân 300C, có ngày lên tới 410C. Từ tháng 5 đến tháng 8 thường có giông tố, bão, thỉnh thoảng có mưa đá. Trong những ngày giông lốc, mưa làm cho nhà cửa, hoa màu bị tàn phá.
Nhìn chung khí hậu của Mai Hùng vẫn khắc nghiệt như những địa phương khác trong huyện. Mặc dầu gió mùa đông bắc được che chắn bởi dãy núi Xước, gió lào Tây - Nam có dãy núi Tùng Lĩnh bao che và phía trước là biển đông, đón nhận được gió nồm, mỗi khi gió lào oi bức, nắng nóng đã làm ảnh hưởng cho sản xuất, thời vụ, vật nuôi, cây trồng. Muốn phòng được thiên tai phải lường trước, vượt qua để hạn chế được thiệt hại do thiên nhiên tạo ra. Những kinh nghiệm xưa kia của các cụ cao niên để lại: Qua đêm giao thừa vào ngày mồng một tết (âm lịch) trời sáng thì trỉa đậu trắng, báo hiệu một năm mưa thuận gió hoà. Trời âm u, đen tối tỉa đậu đen, báo hiệu một năm đầy khó khăn thường xẩy ra bão to, gió lớn, hoặc trong năm các tổ ong bò Vẽ đóng cao trên các thân cây, năm đó thường có mưa to, lũ lớn; nếu đóng thấp, năm đó sẽ có bão to, gió lớn, nắng nhiều…Các cụ xưa đã có câu dự báo về thời tiết: "Ráng (cầu vồng) đóng cửa lạch (lạch Cờn), con chạch chết khô, con rô chết cóng", nghĩa là đầu năm nắng hạn, cuối năm rét đậm. Năm ráng đóng Cửa Thần (cửa Truông khu vực Tiền Phong) sang Mò Hóc (xóm 18) , người dân Kim Lumg nhìn thấy thường có câu: “Ráng phía tây đầy đồng nước” sẽ là năm mưa thuận gió hoà, mùa màng được, con người và động vật ít bệnh tật.
               Các động, thực vật:
Xưa trên các dãy Thung Bằng, Thung Nhọn, núi Lăng, núi Sứ, thủng Quan huyện, Động Kiêu, Động Thờ, núi Sui..., là những rừng cây rậm rạp: "Chân voi, móng hổ dẫm đạp chồng chéo lẫn nhau". Rừng đại thụ bạt ngàn xanh tốt, nơi đó có các loài động vật quý hiếm: Hổ, Báo, Sơn Dương, Cầy Hương, lợn rừng, cáo, hoảng, cùng các loài chim: Phượng Đất, Vàng Anh, cu Gáy, cu xanh, gà rừng, đa đa, chim cuốc, ngày nay do sự tàn phá của con người đã tác động đến môi trường nên các động vật đó còn tồn tại nhưng rất ít, nó đã trở về nơi: ''Rừng xanh, xa tít".
Thực vật: lúc rừng còn đại ngàn, rậm rạp có các cây cổ thụ như: Lim, sến, táu, vàng tâm, đinh hương, lát hoa, gụ... Đặc biệt nơi đây còn có cây thông lấy nhựa có từ thế kỷ XVIII, cùng thời với rừng thông ở núi Tùng Lĩnh (Quỳnh Xuân và Quỳnh Văn). Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, quanh những khu rừng đã kể trên chỉ còn lại: Cau, chè, chuối, mít, dầu sơn thay thế cho những cây cổ thụ quý hiếm. Động Kiêu có mỏ Nến đất, vết tích còn lại của rừng thông cổ đại xưa. Dọc theo các chân núi: Thung Bằng, rú Lăng, rú Sui, rú Sứ, Thủng Quan Huyện, nổi lên các nại chè mang tên của các chủ nhân khai phá rừng.
Một thời các núi trên, nổi tiếng về cây thông lấy nhựa. Thông ở những vùng này cành lá xum suê, thân thịt không xắn, cho nhiều nhựa. Đầu thế kỷ XX, ông Đậu Khuyến (Hội Hoàng), người thị trấn Hoàng Mai thầu cả vùng, có lò chế xuất nhựa thông thành (tinh dầu vµ cô lô phan) dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp và được tiêu thụ trên thị trường thế giới. Các rừng thông bị tàn phá trong những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, với cơ chế giao đất giao rừng các địa điểm trước đây có rừng thông đang được phục hồi cho giá trị kinh tế cao, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Các cây trồng xưa: cau, nhãn, na, mít, dứa, chè, muỗn, thị, vội, phục vụ cho nhu cầu con người và trao đổi hàng hoá. Xưa Giáp Yên (Yên Lộc - Yên Trạch nay là thôn 12 và thôn 13) trồng nhiều cau, trầu, chè, chuối bán ở chợ Chiền Quỳnh Vinh. Làng Ngọc Để (Ngọc Huy nay là thôn 1), trồng nhiều rau muống, rau muống ở vùng này ăn ngon dòn và ngọt được nhiều nơi ưa chuộng, đặc biệt là được tiêu thụ mạnh ở làng Phương Cần (Quỳnh Phương) và các nơi khác.
               Ngày nay vườn rừng, vườn đồi nhờ tác dụng của khoa học kỹ thuật và nhận thức của con người, những cây cổ truyền trước đây đã có nhiều thay đổi phá bỏ, thay thế là những mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) hoặc vườn - ao - chuồng - rừng (VACR), được nhiều người chú ý quan tâm.
               Sông, suối:
Sông Hoàng Mai:
Sông Hoàng Mai bắt nguồn từ rừng núi phía Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, đổ ra huyện Nghĩa Đàn, chảy qua huyện Quỳnh Lưu từ Bến Nghè, Quỳnh Thắng, Tân Thắng;  Sông có lưu vực rộng khoảng 308km2, chiều dài khoảng 40 km, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 24km.
Từ ngàn xưa đến nay, sông Mai đã gắn bó với quê hương, sông đi vào tuổi thơ cho đến lúc về cõi vĩnh hằng của mỗi con người. Trên sông con người đánh cá, chăng lưới, vận tải, tắm giặt. Sông là nơi hội tụ đời sống vật chất tinh thần cho cả một vùng dân cư rộng lớn, là nơi diễn ra các ngày hội lớn của dân tộc, quê hương: Hội đua thuyền, Lễ đền Vưu, đền ông Phổng (thờ Thượng Ngàn công chúa xưa ở phía bắc cầu Hoàng Mai của làng Yên Phú), đền Cờn với cảnh đẹp của sông Mai, nhà văn Đại thi hào Nguyễn Du đã có bài thơ vịnh:
          Vịnh cầu Hoàng Mai:
          Hoàng Mai kiều vãn điếu
          Hoàng Mai kiều thượng lịch dương hồng
          Hoàng Mai kiều hạ thuỷ lưu thông
          Nguyên khí phù trầm thương hải ngoại
          Tình lám thôn thổ loạn lưu trung
          Đoàn xa ngư chẩm cổ kính nguyệt
          Trường địch đồng suy cổ kính phong
          Đại địa văn chương tuỳ sự kiến
          Quan tâm hà sự thái thông thông.
Dịch thơ:
"Trên cầu Hoàng Mai bóng xế hồng
Dưới cầu Hoàng Mai nước xuôi đông
Chìm nổi bầu trời ngoài mặt biển
Chập chờn khí núi giữa lòng sông
Thuyền chăng chài gối chiều tối ngắm
Đường gió đông ngàn điệu sáo trong
Cảnh đẹp đất này chẳng đâu có
Vội vã chi thêm bận tấm lòng"
Ngày nay, ở thượng nguồn có hồ chứa nước Vực Mấu (khởi công năm 1978, hoàn thành năm 1987, nâng cấp năm 2009 hoàn thành năm 2010) cung cấp cho cả vùng phía Bắc và một phần phía Tây Nam của huyện, và các khu công nghiệp đóng trên địa bàn. Hồ Vực Mấu đã tạo ra môi trường sinh thái, cảnh quan, ngăn lũ lụt cho các xã ở vùng Hoàng Mai. Một nhánh sông Hoàng Mai chảy qua thôn 1 (Ngọc Huy) đến xã Tiến Thuỷ (thường gọi tắt là sông Mai, sông Mơ hay kênh nhà Lê (Có tên gọi đó do sông được đào thời nhà Lê), đổ ra cửa biển lạch Cờn và Lạch Quèn tương lai là những bến cảng lớn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá quê hương, đất nước.
Thạc sỹ, nhạc sĩ, thiếu tướng An Thuyên, Hiệu trưởng trường đại học Văn hoá nghệ thuật quân đội, đã có bài hát "Tình mẹ quê hương" nói về dòng sông Mai, bài hát có đoạn:
            "Về tắm nước sông Mai                      
            Gặp đây tuổi thơ tôi                            
            Lang thang con còng gió                              
            Thương nhau hạt lúa vẫn căng tròn             
            Con nước vơi đầy vơi                          
     Ngọn gió trùng khơi       
            Bão tố đi qua cuộc đời   
            Thương nhau hạt lúa vẫn căng tròn   
            Tình mẹ chất đầy lời thơ tôi
            Tình mẹ suối ngàn Quỳnh Lưu ơi"
 
            Kênh Nhà Lê:
Cuối thế kỷ thứ X, vua Lê Hoàn cho đào kênh Bà Hoà (kênh nhà Lê) nối  Thanh Hoá với huyện Quỳnh Lưu, đoạn đi qua địa giới (xã Mai Hùng) giữa hai làng Ngọc Huy - Kim Lung nối với sông Mơ, mở đường thông thương trong nội địa với các huyện phía Nam của tỉnh Nghệ An.  Đây là đường thuỷ nội địa mang lợi thế về kinh tế, quân sự. Tiếp theo, các thời Lý - Trần vẫn củng cố xây dựng vùng Hoan - Diễn thành hậu phương chiến lược quan trọng. Triều Lý cử Lý Nhật Quang,  con của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), có tài kinh bang tế thế trông coi vùng Hoan - Diễn. Thời Trần, cử Tĩnh quốc Đại vương Trần Quốc Khang trấn giữ Châu Diễn, lo việc mở mang kinh tế và củng cố vị thế phòng thủ. Thời Lê Thánh Tông, cử ông Quách Hữu Nghiêm võ tướng sau khi dẹp giặc Chiêm thành được vua cử trấn giữ cảng Xước, cửa Cờn, lạch Quèn, cửa Bạng (Tĩnh Gia Thanh Hoá), tiếp tục cho nạo vét kênh nhà Lê.
Khe Trịch:
Bắt nguồn từ phía Bắc của vùng Tam Lễ (Quỳnh Châu), chạy theo hướng Đông - Bắc rồi đổ ra hướng đông nối với sông Hoàng Mai. Đây là con khe lớn nhất chảy qua xã Mai Hùng, trước đây chưa có đê II ngăn mặn nước thuỷ triều lên xuống làm diện tích một vùng lớn bị nhiễm mặn khó sản xuất. Từ những năm 1960 đến nay đê ngăn mặn và đê viền bao quanh khe Trịch thường xuyên được tu bổ, bồi trúc, nên đã tạo ra những cánh đồng trước đây chỉ làm được một vụ bấp bênh nay tăng lên 2-3 vụ cho thu nhập cao. Trên các con khe ngày nay đã thành hồ, đập chứa nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Ngoài khe Trịch còn có nhiều suối nhỏ: Khe Bàu, khởi nguồn từ động Kiêu, xưa là địa giới của hai làng Yên Phú - Kim Lung. Khe Nước Trắng bắt nguồn từ phía tây dãy núi Tùng Lĩnh đổ ra hướng bắc qua (xóm 18  Bồ Hóc), nhập vào khe Trịch và hàng chục con suối nhỏ được tạo ra bởi các ngọn núi: Thung Bằng, Thung Nhọn, rú Lăng, rú Sứ, động Kiêu, nước đổ xuống các xóm, thôn, đồng ruộng gây nhiều khó khăn cho giao thông liên thôn, liên hương và các cánh đồng gần núi bị bào mòn, xoá lấp.
Núi đồi, cồn chãi:
Các đồi núi nhấp nhô bao bọc lấy các thôn xóm của xã. Đứng trên các đỉnh núi cao, ta có thể ngắm nhìn biển, trời, sông nước, cồn đồi nhấp nhô tạo ra hình dáng, cờ, lọng, trống, bút,  nghiên, gươm, đao tế khí thủa xưa, phong cảnh của quê hương thật là hữu tình .
Núi Sứ:
Thế kỷ thứ X (980), núi Sứ thuộc làng Yên Phú xã Vũ Duyệt, nay thuộc khu vực HTX Tiền Phong.
Núi cao 152 mét, nằm ở phía tây - bắc, ngọn núi nhìn về hướng đông nam. Những người dân đánh cá xa xưa, lúc chưa có la bàn định hướng đã có câu: "Đi Mê về Sứ". Trên đỉnh núi có một cột cờ báo hiệu cho người đi biển. Từ đỉnh núi đi xuôi về hướng nam có hòn núi Ông, núi Mụ được thiên nhiên dựng lên bằng những hòn đá lèn cứng rắn, có bài thơ:
Tính danh đồng thị nhị nghi sinh                 
Nhất nặc nhân duyên vạn cổ tình       
Kỷ độ giang hà thành biến cải
Càn khôn kham khoát thất gia bình    
Hồng trang la đái hà thiên lý
Bích dạo bình lộ ngũ canh
Nhật nguyệt chiếu lâm hình ảnh mật
Phong ba bất nội thử kiên trung
Tạm dịch nghĩa:
Tên tuổi vốn trời đất sinh ra
Một lời hứa nhân duyên là nghĩa muôn đời
Mặt trời, mặt trăng chiếu soi hình ảnh mật thiết
Trời, đất rộng lớn, nhà cửa bình yên
Ráng mây ngàn dặm như giải ngân hà là trang sức màu đỏ
Sương rơi năm canh như bình phong biếc che
Đã mấy lần sông nước thay đổi
Sóng gói không làm nhơ bẩn tấm kiên trung ấy
Tạm dịch thơ:
Tên họ cùng là tạo hoá sinh              
Muôn năm gắn bó mối chung tình      
Bao phen sông biển từng thay đổi
Gần gũi ngàn đêm tựa bóng hình
Ngàn dặm ráng phơi dài lụa đỏ
Năm canh mây phủ tấm bình xanh
Thênh thang trời đất là nhà cửa
Sóng gió không hề bợn tấc trinh
Từ hòn "Đá Ông, đá Mụ", đi về phía tây có thủng Quan huyện, núi Côn Viên, Yên Ngựa, chân Lăng... Tạo nên cảnh đẹp tự nhiên, thơ mộng. Giữa am núi Sứ có mộ tổ họ Văn được đặt từ thời Bắc thuộc cách ngày nay hơn 1.000 năm, mộ hướng về phía đông nam, chuyện kể rằng:
"Xa xưa có hai ông, bà người họ Văn chèo đò trên dòng sông Mai (trên đường thiên lý, từ xóm Cung-Nhồi). Một đêm trời mưa to gió lớn có một người khách qua đò xin được nghỉ lại. Sáng hôm sau người khách nọ vội vã lên đường quên mang theo đồ dùng cá nhân, ông bà cất cẩn thận. Sau đó người khách quay lại, ông bà đã giao toàn bộ tài sản lại cho khách. Khách biếu lại vàng, bạc nhưng ông, bà không lấy. Cảm động trước tấm lòng tốt của ông bà, người khách xem phong cảnh, địa lý và nói: khi ông, bà lâm chung thì đặt huyệt mộ ở nơi này (giữa am núi), muôn đời con cháu sẽ thành đạt.
Bài cảo đặt mộ
"Sứ Sơn, trảo nha                                Tiền án, hổ ba
Thế chính, hình tà                                Hoàng xã, nhất động
Long sinh, phương ấn                         Bạch nhãn, đầu hà
Hổ hiệu, minh sa                                 Huý trường, kỳ cổ
Phong yên, hạc tất                               La liệt mâu qua
Gải nhãn, ngư hà                                Vũ đổng, nhung lự
Hậu sơn, hoành ước                            Nam nhân, hoàng nha ".
Nghĩa là (tạm dịch):
Ở Quận Cửu Chân (Nghệ An), không ở đâu có địa thế linh thiêng bằng núi Sứ này, mặt trời chỉ đi qua lăng mộ (không chiếu thẳng vào đầu), bên hữu có ấn vuông, phía tả chiếu sáng lóng lánh như ngọc sa (hình thể như ngai ghế bành, ngồi trên mình con Hạc (cánh đồng Vức) có lưng tựa vào núi, mỏ chầu vào làng Chiền (Quỳnh Trang), chân co, chân duỗi vào hướng Rộc Dài (nay là xóm 12), trên mình Hạc là tiền án, trung án (nơi rú chùa làng Yên Lễ, nay là xóm 20), ngoại án Cồn Chỉnh (chợ Quỳnh Dị hiện nay), rú Sui (xóm 12) là lá cờ, chiêng trống. Các binh khí từ rú Thần, đến dãy Thung Bằng, Thung Nhọn. Thật là "Tả hữu đều sáng long lanh như ngọc sa, tròn trĩnh như mắt cua, tròng cá. Địa thế lăng mộ có mạch chảy ra như chim Nhạn trắng bay vượt trên sóng biển. Bởi vậy, cả Quận Cửu Châu (Nghệ An) "không ở đâu bằng huyệt mộ này".
Bao bọc quanh Sứ Sơn là các địa danh: Bãi Vông, Mục Bài, đội Vấn (có nghè cây Tràu), cồn Mít những tên thân thương, nay đã hình thành lên các thôn 14 - 15 - 16 - 17.
Núi Sui:
Núi cao 70 mét (so với mực nước biển), cạnh sát sông Hoàng Mai, che chở cho xóm Cung-Nhồi (vào Yên Lộc - ra Yên Trạch), nơi đây có những cây thông nhựa khá sớm (tương đương với dãy thông ở núi Tùng Lĩnh, Quỳnh Xuân - Quỳnh Văn), thông giống tốt, cho nhựa nhiều. Rừng thông bị tàn phá vào những năm 1980.  Phía nam núi Sui có miếu thờ thần hoàng, có 4 cây thông cổ thụ được trồng phía trước, trương truyền 4 cây thông này do các cụ tổ họ Quách trồng, có đồn San (một chặng nghỉ chân), của đường thiên lý Bắc - Nam (ngày nay là quốc lộ 1A) đi qua.
D·y nói Tr­êng häc vµ ró Thê
Động nằm ở phía Tây, có độ cao 100 mét (so với mực nước biển). Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, động Thờ là một rừng thông bạt ngàn cho nhiều nhựa, nằm trong hệ thống thông của núi Tùng Lĩnh. Xưa Động Thờ có đền thờ Bạch Y đại vương, ghi lại dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lê Lợi. Bởi vậy khi làng Quang (Yªn Phó) tế thần ở đền ông Phổng đều phải rước kiệu đến động Thờ để ôn lại kỷ niệm thời Lê Lợi đánh thắng giặc Minh ở thế kỷ XV. Dưới chân động có giếng Mỗi vµ giÕng Cöa N­¬ng, có mạch nước không bao giờ cạn, những năm đại hạn cả vùng Hoàng Mai đổ về đây để lấy nước ăn. Ngày nay, khu vực này trở thành nơi cung cấp nước cho các địa phương trong và ngoài huyện.
Động Kiêu (rú Trường):
Núi nằm ở phía nam của làng Kim Lung, cao 104 mét (so với mực nước biển). động Kiêu là cái nôi sinh sống của làng Kim Lung cổ. Nơi đây có nhiều di tích quan hệ tới nguồn gốc hơn 1000 năm sinh sống của làng Kim Lung. Trên đỉnh núi có cột đèn báo hiệu cho người đi biển trước đây. Ở giữa lưng chừng núi có dấu vết của chân ông Đùng gánh đất tạo dựng quê hương, có hòn đá dựng, vũng sao sa, mỏ nến đất, gần đây dân làng khai phá quanh động Kiêu, nhặt được các công cụ thời kỳ đồ đá: Lưỡi cuốc đá, rìu đá. Dưới chân núi có đền Thị thờ thần Cao Sơn, Cao Các. Phía đông có núi Hàn, núi thấp hơn động Kiêu, nhưng thế núi hùng vĩ. Phong cảnh đẹp thơ mộng nên nho sĩ Hồ Sĩ Hiếu thời Thiệu Trị (1841) có bài thơ: Trấn núi đông nam vững đá bàn         
Xưa nay tục gọi núi động Hàn
Đúc nên phong thổ nhiều tay lớn
Trổ dấu thần linh lắm kẻ ngoan
Yên Ngựa đứng trông còn hiện mặt
Mày nga chờ đó dám bền gan
Một giải sông Mai quanh chảy lại
Người tiên đón rước vẫy chèo lan.
Thơ nói về động Hiệp:
Động Kiêu khởi mạch canh
Quày ngang qua động hiệp
Hổ thuỷ kéo quanh co
Long sa dăng khép nạp
Miếu thờ quan chỉ huy
Ruộng đặt làm thế nghiệp.
Cầu, cống và các trục đường:
Cầu Hoàng Mai, cầu Hói Bãi: Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, 2 cầu cách nhau khoảng 200m là điểm giao lưu hội tụ (ngã tư), đường từ Toàn Thắng (Yên Phú) đi lên vùng Tiền Phong, vực Mấu (Quỳnh Trang). Thời Pháp cầu Hói Bãi xây dựng hẹp không đủ cho lượng nước chảy qua, mùa mưa lũ nước tràn qua cầu, gây ách tắc giao thông, làm ngập úng các cánh đồng thượng nguồn.
Cầu Trịch (cầu đường sắt) ở phía tây, ngày nay là ranh giới phân chia giữa xã Mai Hùng với Quỳnh Tân và Quỳnh Trang.
Cầu Ngọc Huy: Xưa kia dùng đò ngang, năm1946, cầu được làm bằng những thanh ray và tà vẹt, nối làng Kim Lung sang Ngọc Huy và Quỳnh Phương, với vùng bãi ngang. Năm 1949 (giặc Pháp đổ bộ vào Quỳnh Lưu), cầu bị đánh sập sau đó được làm lại nhưng không được bền, năm 1991 bằng nguồn vốn huy động của địa phương, cầu được làm kiên cố dài 50m có hệ thống dẫn nước từ nguồn nước Vực Mấu về thôn 1. Cầu hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi thông thương giữa các vùng, thoả mãn ước mơ của người dân vùng Kim -  Ngọc có nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất làm thay bộ mặt kinh - tế xã hội của cư dân.
Cầu qua chợ Chiền (Quỳnh Vinh), trước đây cầu gần đền thờ Lý Nhật Quang (đền Vưu), năm 1946 đến những năm 1960, cầu được làm bằng những thanh ray đường sắt, trên có lát ván, đảm bảo sự giao lưu giữa Giáp Yên với Thọ Vinh, qua chợ Chiền (Quỳnh Vinh).
Các trục đường chính:
Trục đường từ quốc lộ 1A (đã rải nhựa) đi xuống phía đông qua làng Kim Lung, cầu Ngọc Huy đi xuống Quỳnh Phương.
Trục đường nối từ quốc lộ 1A (đã rải nhựa) theo hướng tây - bắc đi Quỳnh Trang lên vực Mấu, một đoạn rẽ hướng tây đi lên các thôn 15 - 16 -17 và lên Quỳnh Trang.
2. Các làng, họ cổ xưa của xã Mai Hùng:
          Làng Ngọc Huy
Xưa có tên là Kẻ Đáy, đến thời Minh Mệnh 1840 đổi sang Ngọc Huy, sau cách mạng làng có tên là Mỹ Xuyên. Làng Ngọc Huy, phía đông giáp làng Hương Cần và làng Xuân úc (xã Quỳnh Phương và xã Quỳnh Liên), phía Tây giáp làng Kim Lung và phía Bắc giáp sông Hoàng Mai, xưa Ngọc Huy là một giáp của làng Dị Nậu.
          Làng Ngọc Huy được hình thành thời Lê, văn tự của làng còn giữ được làm năm thứ hai Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) năm 1794. Dân số của làng lúc này có 87 suất có 36 đinh nam (tuổi từ 18 trở lên). Cách mạng tháng Tám -1945 làng có 50 hộ.
          Năm 1963, thực hiện chủ trương của cấp trên, người dân ở đây đã đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Quỳnh Thắng hơn 20 hộ. Ngày nay, làng có tên là thôn 1 xã Mai Hùng.
Thời Quang Trung, làng có 5,07 mẫu nại muối. Cuối thế kỷ XIX, cụ phó tổng (Hoàng Mai) Nguyễn V¨n VÞ tổ chức dân quai đê ngăn mặn, chuyển đổi dòng chảy phía bắc sông Mơ, tạo lên hàng chục mẫu, đất lần lượt được ngọt hoá, nghề nông ra đời, làng được định cư và phát triển. Nguồn nước ngọt của làng khan hiếm, xưa nay nhân dân dùng nước giếng Mía ở phía Nam giáp với làng Xuân Úc. Giếng Mía nước trong, ngọt, có mạch nước ngầm không bao giờ cạn.
Xưa làng làm nghề đóng đáy, đóng cối xay lúa, nghề muối sơ khai là dựng lò chưng cất nước biển thành muối, về sau làm sân phơi gọi là muối đất, dân làm nghề này sau chuyển sang làm nghề nông.
Nghề buôn trẩy: Trước cách mạng có 20 thuyền mành buôn bán vận tải từ phía Bắc sông Hoàng Mai, chuyên chở lâm thổ sản đi bán ở Thanh Hoá, Nam Định và các vùng lân cận, lúc về vận chuyển nguyên vật liệu và những thứ hàng thiết yếu phục vụ cho gia đình và đưa bán ở các nơi. Nghề này chịu sự kiểm tra gắt gao của hai đồn: Đồn kiểm lâm Hoàng Mai và đồn Ngọc Huy đóng ở ngã ba sông.
          Nghề đóng cối xay: Nghề truyền thống của làng được truyền trong gia đình, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với tính chịu khó, cần cù, ham học hỏi, nên những người thợ ở đây luôn tạo ra những kiểu dáng đẹp bền, chắc xay lúa ra gạo đều, gạo không lẫn thóc (không sống) bởi vậy được nhân dân trong vùng ưa chuộng và mời đi đóng cối các nơi.
          Dòng họ: Họ Nguyễn Đình, Nguyễn An, họ Lê...
Họ Nguyễn Đình, gốc Nguyễn Xí từ Nghi Lộc đến Ngọc Huy là đời thứ 13, (V« Vi cháu hậu duệ Nguyễn Xí) vào thế kỷ XVII đến nay được 12 đời (vào khoảng năm 1670-1671).
Họ Nguyễn An ở làng Hải Đà (Quỳnh Lộc), sau vụ tai ương: “Cua cớm dâng vua” dân làng này phải sơ tán đi nhiều nơi tránh sự tuyệt diệt. Họ đến từ đầu thời Nguyễn (1802) đến nay được hơn 14 đời. Họ khai cơ ra làng Ngọc Huy là họ Lê và họ Nguyễn...
Di tích còn lại là đền thờ Cao Sơn Cao Các. Đền ở phía Tây gần ngã ba sông. Đền làm theo hình chữ T, toà trong làm dọc 3 gian, toà ngoài làm ngang hướng về phía Nam rộng 3 gian. Diện tích của đền hơn một sào có tường bao, phía trước tường xây bằng tiểu sành trong bỏ cát, cổng ra vào có 2 cột nanh trên có nghê chầu, phía Tây của đền có một am nhỏ trong có bia đá ghi công của những người đóng góp và chạy hậu xây dựng đền. Đền làm thời Nguyễn chạm trổ công phu. Hiện nay, đền chỉ còn toà trong, hai ông Phỗng bằng đá nhỏ, hai tượng quan văn võ to, đòn rỗng, thần vị, kiệu, là những hiện vật quý còn lại qua năm tháng khốc liệt của thiên nhiên và chiến tranh, trong đó có một phần tàn phá của con người. Di tích này đã được tôn tạo, bảo vệ cho thế hệ mai sau.
Đồn Tây (Ngọc Huy) ở ngã ba sông, kiểm soát muối, hàng hoá từ các nơi khác đi qua sông Hoàng Mai. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật làm đảo chính hất cẳng Pháp. Đồn là nơi tụ tập các cuộc mít tinh và ra mắt thanh niên Phan Anh của huyện Quỳnh Lưu (tổ chức này do Nhật dựng lên, nhưng ta lợi dụng để hoạt động cho Việt Minh). Tháng 1 năm 1946 đồn là trụ sở của chính quyền cách mạng tổng Hoàng Mai. Ngày nay, đồn đã bị phá không còn vết tích.
          Ngày 4 tháng Giêng hàng năm, làng tổ chức gặp mặt những người con đi xa, gặp các cụ cao niên trong làng để các cụ nhắc nhở con cháu đi xa phải nhớ về cội nguồn đất tổ.
          Hiện nay, làng còn lưu giữ được Thúc ước, Hương ước của làng đó là việc: “lập ngũ gia liên bảo”, 5 gia đình gần nhau phải bảo vệ tính mệnh và tài sản cho nhau; giúp nhau khi tắt lửa tối đèn. Truyền thống đó ngày nay được phát huy, góp phần bảo vệ trật tự, giữ gìn an ninh thôn xóm.
Vùng đất cát khô cằn, đồng chua nước mặn này, xưa từng có câu:
“Mật vọng, đường ve, hoa quả ó
Vườn đưng, ao cáy, cánh đồng gà”
Mặc dù vậy nhưng nơi đây sự “tôn sư trọng đạo” được đặt lên hàng đầu, dù nghèo củng cố gắng cho con biết chữ. Qua nhiều thế hệ có nhiều người học giỏi, thi đỗ ở các kỳ thi hương, thi hội. Đời Lê có 4 ông Nguyễn Đình Danh, Nguyễn Đình Tố, Nguyễn Đình Quang riêng Nguyễn Đình Thực thi đỗ 2 khoá tú tài. Họ có công thành lập làng Ngọc Để, hàng năm họ được tế vào rằm tháng 11 (ÂL, gọi là đông chí), trong văn tế có đoạn viết:
"Thuở xưa tổ ở Trà Linh                     
Xã Thụy Liên, Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình    
Lo cho cuộc sống nhân sinh                         
Hai anh em ruột đồng hành ra đi        
Hơn ba trăm n¨m vào đây
Tæ ®Õn Qúi Vinh, Dị Nậu, Ngọc Huy
Đất thơm neo đậu quê này
Khai cơ lập nghiÖp ngày càng đông vui".
Thời Nguyễn: ông Nguyễn Đình Trược thi 3 khoá đỗ cử nhân, ông cũng là nhân sĩ chống Pháp nổi tiếng của làng. Bài thơ của ông nói lên ý chí chiến đấu và tương lai tất thắng của dân tộc:
“Nước rửa hận, đời sẽ trả xong           
Hãy quên danh lợi cả đôi đường         
Cao sâu tưởng tới thần tiên khách       
Rộng lớn xây nền hạnh phúc chung
Bao dãy lâu đài non nước đẹp
Cả vầng trăng sáng ngát hương thơm
Dẫu trời cao thế, nhưng tìm thấy
Đến chốn bồng lai có rượu nồng”
Cháu nội cử nhân Nguyễn Đình Trược là Nguyễn Đình Thước thi 3 khoá đỗ tam trường (tỉnh trường thí sinh) là tác giả Thúc ­íc của làng.
Văn Nghệ: làng có một gánh tuồng nổi tiếng cả vùng, được các làng khác mời đi diễn các vở: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Trưng Trắc Trưng Nhị”... Ngoài ra còn các kiểu hát ghẹo (hát giao duyên) trống quân, hò Thanh Hoá. Đặc biệt, làng Ngọc Huy còn lưu giữ bản thúc ước của làng. Thúc ước nói lên cảnh vật, con người cũng như phong tục tập quán.
Làng Kim Lung:
Xưa ở chân động Kiêu, Bắc giáp sông Hoàng Mai, nam giáp Xuân Hoà (Quỳnh Xuân), Đông giáp làng Ngọc Huy ngăn cách bởi dòng sông Mai, Tây giáp làng Yên Phú, xa xưa có tên gọi là Kẻ Trường. Thời Lê là Kim Long. Do phạm tên Huý tên vua Gia Long, nên thời Thiệu Trị làng đổi tên làng Kim Lung.
Thế kỷ thứ IX, khi kênh nhà Lê được khai thông qua phía Đông, động Kiều, làng Kẻ Trường trở nên sầm uất, là nơi hội tụ của các thuyền buôn, các thuyền quan lại phương Bắc dừng chân buôn bán, vãn cảnh cả vùng nhất là cảnh đẹp ở động Kiêu. Ngày nay, sau khi khảo sát nghiên cứu, kết hợp với những di sản còn lại ở Động Kiêu; Lưỡi cuốc, Lưỡi rìu bằng đá (đó là dấu vết của thời đại đồ đá nằm trong hệ văn hoá Quỳnh Văn). Kết hợp giữa phong thổ diễn ca của làng và đồng tiền có chữ “Khai nguyên thông bảo”, chứng tỏ từ thế kỷ thứ VIII năm 791, ở chân Động Kiêu đã có sự giao lưu phát triển hàng hoá. Đến đời Trần – Lê từ chân núi Động Kiêu (xóm Vườn Trong) địa bàn cư trú dần dần mở rộng đến giếng Dung, xóm Khe; đời Nguyễn dân làng tiếp tục di chuyển về xóm Hạ. Thời đánh Mỹ, một bộ phận dân cư lại từ xóm Hạ chuyển lên chân Động Kiêu.
Theo truyền thuyết được ghi thành thơ. Từ lúc làng ở ven động Kiêu chuyển về xóm Trong, giếng Dung có bà Lang người họ Trần, quan chưởng người họ Nguyễn, 2 người có tài thiên văn, địa lý, tướng số... đã xem phong thổ, yểm ma tà cho làng.
`         “Bà Lang để tiếng thơm lây
Bà cùng quan chưởng đồng thời tìm ra
Địa linh nhân kiệt thực là
Bỉ trời có thái, thực là quả nhiên”
Đến thế kỷ XIX, dân làng ven động đã tràn xuống xóm Hạ lập thêm nghề mới, nhưng giữa hai làng vẫn sầm uất đông vui.
          Xa xưa đền Thị thờ Cao Sơn, Cao Các, thời Gia Long (năm canh ngọ 1810), làng lập đền thờ giữa đồng Bông nên có tên gọi là đền đồng Bông, nay gọi là đền Kim Lung.
Làng kẻ Trường xưa có 4 chùa không có nhà, không có tượng phật, chỉ có một bàn đá giữa trời. Chùa Tây Hồi có 3 hòn đá dựng, lúc gõ vào có âm thanh như tiếng chuông. Khẩu truyền các chùa đó người tàu dựng lên để dấu của.
          Đền Quan Hàn, thờ quan họ Nguyễn, đÒn Hiệp gần Động Kiêu có 2 toà, cây cối xanh tốt thờ ông ĐËu Kháng người có công khai cơ lập ấp nên làng Kim Lung.
Đình làng được dựng ở mương cây Đa vì vào thời Minh Mệnh ở đây có gốc đa cổ thụ. Đình có 2 toà, chạm trỗ theo thời Nguyễn có 2 cột nanh cao 9 thước (3,6 mét), trên đỉnh cột có nghê chầu. Nhà Thánh thờ Khổng Tử có 2 toà gần đền Đồng Bông, thờ 11 vị có học: Đậu Kháng Hoàn, Nguyễn Cự, Trần Uông, Trương Công Bá, Trương Châu Nhàn, Nguyễn Bá, Nguyễn Thơi Tề, Nguyễn Trương Thoan, Ngô Danh Chu, Nguyễn Thời Nghi.
          Giếng Dung ở chân Động Kiêu, đào từ thời Bắc thuộc, được ghép bằng đá nói (đá cơm) to bản nhẵn bóng; nước giếng trong mát không bao giờ cạn.
          Giếng Đình, đường kính khoảng 3 mét, nước ngọt, không bao giờ cạn, ngày nay dân làng vẫn dùng, xưa dân Dị Nậu thường sang lấy nước giếng Đình về để nhuộm sợi tơ tằm, dùng cho việc làm nghề đánh bắt cá biển. Giếng Trên gần Đồng Bông, đường kính 3 mét, xây đá đã bị lấp, ngoài ra còn các giếng: giếng Sanh, giếng Hiệp ở quanh Động Kiêu. Xưa dân làng so sánh nước của 3 giếng.
          “Nước giếng Sanh vừa lành vừa mát
          Nước giếng Hiệp vừa chát vừa chua
Nước giếng Dung 3 mạch chảy ra”.
Làng Hạ ra đời khi đồng Trường (Đồng Bông), nước biển đã lùi để lại 99 cồn đồi nhô trải dài mỗi cồn rộng vài ba mẫu. Lúc đầu mỗi cồn chỉ có một hộ đến 3 hộ, hoặc một chi phái của một họ. Họ khai phá đất dựng nhà, trồng khoai, cấy lúa quanh cồn. Dần dần về sau dân làng hợp lực đắp đê ngăn mặn, ngọt hoá, bồi đắp tái tạo mở rộng diện tích trồng lúa nước. Quá trình hình thành làng đến lúc phát triển, dân làng dựng đình, dựng đền rước các thần xung quanh động Kiêu về để sớm hôm tế lễ.
Từ thời Trần đến nay, làng Kim Lung có 21 họ lớn: họ Vũ - Trần - Ngô - Hồ - Nguyễn.
Họ Vũ có mặt ở làng sớm cùng với các họ: họ Hồ, Ngô, Trần, Lê..., khai cơ lập ấp lên làng. Ngày nay, họ Ngô là họ lớn nhất ở làng Kim Lung, họ có gốc tổ ở Diễn Kỷ, Diễn Châu. Các họ dù đến sớm hoặc muộn, dù ít hay nhiều đinh cũng đều chung lưng đấu cật, đoàn kết xây dựng nên cộng đồng làng xóm để ngày càng phát triển.
          Làng lưu giữ được “Sự tích làng Kim Lung”, do văn hội của làng biên soạn năm 1921() Phong thổ diễn ca của làng viết thời Thiệu Trị 1841.
Qua nhiều lần đổi tên, biết bao thế hệ nối tiếp nhau đã dựng xây cộng đồng văn hiến, tập tục xưa và nay hoà quyện làm tô điểm thêm một làng có nền văn hoá lâu đời.
Làng Yên Phú
Xưa gọi là làng Quang, phía bắc giáp thôn Yên Lộc - Yên Trạch và làng Thiện Kỵ, phía Đông giáp Dị Nậu, phía nam giáp làng Xuân Hòa (Quỳnh Xuân) và Tây giáp làng Nhị Yên - Trang Họ (Quỳnh Trang), làng Yên Phú có 3 xóm() Yên Lễ - Yên Thượng và Thịnh Mỹ, trước cách mạng tháng Tám, làng có 170 cử tri nam, 30 thẻ đỏ và 40 thẻ mốc (thẻ đỏ được miễn phu đài tạp dịch), có 360 mẫu ruộng canh tác.
Thời Nguyễn, làng thuộc xã Vũ Duyệt. Trong 80 năm đô hộ của thực dân Pháp làng thuộc tổng Hoàng Mai, sau cách mạng tháng Tám - 1945, làng cùng với Kim Lung - Ngọc Huy - Yên Phú được sát nhập có tên là xã Văn Hiến. Năm 1947, sát nhập với Phương Cần (Quỳnh Phương) gọi là xã Văn Phương (xã Văn Hiến nhập với làng Phương Cần).
          Tháng 4 năm 1954 Yên Phú cùng với 2 thôn Yên Lộc - Yên Trạch thành xã Quỳnh Hợp.  Năm 1969, nhập Quỳnh Kim và Quỳnh Hợp thành xã Mai Hùng.
Làng Yên Phú hình thành đầu đời Trần, ổn định đất đai ở thời Lê. Ruộng đất của làng nhiều, người ít, làng lập 9 quyển địa bạ, thời thuộc Pháp 9 quyển địa bạ bị mất.
          Nghề nghiệp: chủ yếu sống bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hộ gần sông nước làm nghề đăng đó bắt cá, hoặc làm nghề vận tải dọc theo sông Hoàng Mai, chở nguyên vật liệu đá, củi, gỗ, tranh, tre. Một số người làm nghề bốc thuốc bắc (nghề này lưu truyền qua các thế hệ cho đến hiện nay).
Các họ có sớm ở làng: Họ Đậu, họ Trần, họ Đinh, họ Văn, họ Lê, họ Vũ, họ Phạm, họ Nguyễn. Họ Trần có nhiều đời, họ Đậu có đinh nhiều thứ 2 sau họ Văn.
Các dòng họ ở làng Quang, dù đến sớm hay muộn đều có công khai phá đất đai, xây dựng cộng đồng, làm nên những công trình văn hoá có giá trị.
          Đền ông Phỗng, đền lớn nhất của làng. Đền thờ thượng ngàn công chúa (Bạch Y đại Vương), người con gái bị giặc hãm hiếp đã chết, trong lúc hoạn nạn, bị giặc Minh đuổi, Lê Lợi đã gặp và ông đã cầu nguyện có linh ứng, người con gái đã biến thành con cáo trắng, giúp Lê Lợi thoát khỏi sự truy bắt của iặc Minh
Đền được khởi công xây dựng từ năm 1864, hoàn thành năm 1867 (thời Nguyễn) ở phía Tây hữu ngạn sông Hoàng Mai (gần cầu Hoàng Mai). Đền có 3 toà: Thượng - Trung và hạ điện, hướng về phía đông - nam. Đền làm bằng gỗ lim to cao, cột cái một người ôm không xuể. Các xà, kèo... được chạm trổ theo tứ linh: "long, quy, ly, phượng". Đồ tế khí nhiều, được sơn son thiếp vàng rất đẹp. Hai ông tượng Phỗng tri quì trước cửa (ông Phỗng to nên dân thường gọi là đền ông Phỗng), nổi nhất là đôi ngựa làm bằng gỗ to như ngựa thật, một con bạch (trắng) một con tía (hồng), được trang điểm đẹp trong ngày lễ hội. Đền có 2 kiệu rước đẹp, được sánh với kiệu rước Tứ Vị đền Cờn. Hai cột trước đền có Nghê chầu, cây cối xanh tốt um tùm làm tăng vẻ uy nghi của đền. Xưa kia người đi qua không dám nhìn vào sợ “Ngài trách". Cảnh đẹp của đền có thơ miêu tả:
"Đôi bờ sơn thủy hữu tình
Tả, hữu long hổ đưa tranh chầu vào"
Đền có cây cao bóng cả, dưới sông Mai cá lội tung tăng, thủy triều uốn khúc, chu thuyền vũ án ngự xa xưa thiên tạo bày.
Đình làng Yên Phú to cao, có khuôn viên rộng hơn 90 m2, có 2 cột nanh cao gần 6m, trên có Nghê chầu. Đình có 2 tòa làm bằng gỗ lim, được chạm khắc công phu. Trang trí nội thất (kiệu, long đồ tế đầy đủ, uy nghi). Tòa là nơi hội họp của làng, tòa trong thờ thần hoàng, người có công khai cơ lập ấp. Đình làng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là nơi huấn luyện du kích bảo vệ, quê hương. Đến kỳ tế lễ, các thần ở các nơi trong làng đều được ngựa, kiệu rước về đình cùng với dân làng mở hội.
      Miếu Nghè ở xóm 10 do ông Đậu Viết Dao khởi xướng làm năm 1861, miếu thờ quyền đình thiên giáng, linh thần tiên ứng, tiền triều sắc phong Dực Bảo Trung Hưng, tăng phong thần chỉnh linh tứ thần. Miếu có 2 tòa, tòa trong thờ thần, tòa ngoài là nơi của người đến làm lễ thắp hương, trước miếu có khuôn viên rộng gần 60 m2, cả khu vực miếu có tường xây bao quanh. Trước cổng vào có 2 cột nanh, trên có nghe chầu. Trước cửa sân có hổ phục. Sau cách mạng tháng Tám, miếu là nơi sinh hoạt Đảng của Chi bộ Trung Kiên.
        Chùa Yên Lễ ở Rú Chùa, chùa chỉ có một mái, trong có nhiều tượng phật đẹp nằm ở phía nam làng, gần rú Thờ, không có nhà chỉ có 3 bộ bàn thờ gọi là chùa Trần. Miếu nghè Văn ở đỉnh núi Rấm (nay là địa giới giáp với Quỳnh Tân).
          Làng Yên Phú có 4 cái giếng nước: giếng làng, sâu khoảng 6m, có mạch ngầm quanh năm không cạn nước. Nước có vị mặn, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt khách từ nơi xã đến nhất là con gái nếu tắm rửa ở giếng sau một thời gian sẽ làm cho làn da trắng trẻo; giếng Xóm, sâu khoảng 5m, mạch nước trong hơn, giếng không bao giờ cạn kể cả lúc trời đại hạn. Giếng không chỉ được sử dụng trong làng, mà cả một số làng Dị Nậu (Quỳnh Dị) sang lấy về dùng; giếng Mỗi và giếng Cửa Nương, nổi tiếng cả vùng Hoàng Mai, nước trong mát và không bao giờ cạn.
          Văn học nghệ thuật
Gia phả của các họ hầu hết đều giữ được, hoặc đã sao chép lại qua nhiều thế hệ, ghi rõ nơi gốc tổ của họ và sự lưu truyền qua các đời, đồng thời khuyên bảo con cháu làm nhiều việc thiện, có ích cho người, cho đời.
Hương ước, địa bạ của làng Quang tiếc rằng bị thất lạc, nhưng qua khẩu truyền và các cụ còn nhớ lại cho biết. Hương ước của làng ghi chặt chẽ từng điều khoản, xây dựng cộng đồng con người đối với con người, nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà cha mẹ; nghĩa vụ của mỗi người đối với việc bảo vệ đình, đền, chùa, miếu và bảo vệ ruộng đồng và hương ước cũng nói đến sự học hành thành đạt (khuyến học).
Khoa bảng: theo gia phả họ Lê, trong họ có nhiều người là sinh đồ, đặc biệt có cụ được triều Lê phong tước “quản lĩnh hầu”. Đời Tự Đức (1847-1883), con cháu các chi tạc bia đề rõ: “Lê triều tướng công  Quản lĩnh hầu” Hiện nay, bia đó đang lưu giữ tại nhà tộc trưởng Lê Bá Duyên thôn 8. Phần mộ được an táng tại núi Sui.
Họ Văn: Cụ Văn Đăng Khoa đỗ cử nhân làm quan thời Trần - Lê được phong tước quận công, thời Trịnh - Mạc nhiều người làm quận công. Bởi vậy, nhà chúa Trịnh cho rằng các quận công họ Văn, ví như: ông Văn Sỹ Vệ (dòng dõi họ Văn) xuất tiền của, chiêu tập dân binh cùng với Lê Duy Mật đóng đồn ở Trú Kỵ (thị trấn Hoàng Mai), nhưng chưa đủ lực, ông cùng Lê Duy Mật dời bản doanh lên Xuân Giai (Tân Kỳ) chờ thời, mưu kế lâu dài. Bởi vậy chúa Trịnh cho người tìm vào núi Sứ để yểm huyệt mộ.
Các họ Lê, họ Nguyễn, họ Đinh, họ Đậu... đều có nhiều người đỗ sinh đồ (tú tài).
Thôn Yên Lộc, Yên Trạch
Xưa gọi là xóm Nhồi sau đổi là Yên Lạc, từ Yên Lạc tách ra xóm Cung. Thời Lê - Nguyễn đổi thành Yên Lộc và Yên Trạch.
Phía Bắc giáp làng Thọ Vinh (Quỳnh Vinh) được ngăn cách bởi dòng sông Mai, phía tây - bắc giáp xóm Chiền (Quỳnh Trang), phía Nam giáp xãm Yên Lễ (Yên Phú), phía Đông giáp làng Thiện Kỵ. Lúc mới hình thành Yên Lạc thuộc làng Dị Nậu (Quỳnh Dị), sau đó tách ra nhập vào làng Thọ Vinh, Yên Lộc - Yên Trạch thuộc giáp Yên của 4 giáp: Đông - Đoài - Phú - Quý của làng Thọ Vinh thuộc tổng Hoàng Mai.
Ngành nghề: 2 thôn Lộc - Trạch, ruộng ít, nghề nông vẫn là chủ yếu. Các cánh đồng nhỏ hẹp: Rộc Chìa, rộc 3 Phần, cửa Nương, cửa Trỗ, bờ Đồng, rộc Me, rộc Lân (rộc Me, rộc Lân ngày nay thuộc xã Quỳnh Tân). Nên phải cày rẽ đập Vức cho làng Quang. Đồng Vức rộng nhưng thấp trũng chỉ làm được vụ 5 nhưng bấp bênh năng suất lúa thấp (70-80kg/sào). Không đủ ruộng làm, dân 2 thôn phải đi khai hoang vỡ hoá ở các chân núi và sườn đồi quanh núi Sứ để trồng sắn, khoai, chè, mít, dứa. Các nại đó: nại ông Trường Đa phía tây núi Sứ, ông Quách Hữu Trịnh, ông Quách Hữu Bích ở ở đội Vấn... tất cả vùng bãi Vông, rú Oi, quanh thủng Quan huyện, Côn Viên, Yên Ngựa, chân rú Lăng đều có chủ nại trồng chè, dầu trẩu, mít, dứa, trồng khoai, sắn.
Cùng với nghề nông, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đưa lại nguồn lợi kinh tế, nhiều nhà có của đã đầu tư, thuê người chăn nuôi bò ở đồng Sặm (nay thuộc xã Tân Thắng) và Thủng Sặt.
Nghề buôn trẩy cũng được phát triển, các thuyền mành lớn của các nhà giàu có: Giáp Duy (bố ông Nguyễn Văn Cờn thôn 12), ông Tiệp, ông chánh Xí... vận tải đi xa buôn bán lâm thổ sản và đưa những hàng hoá thiết yếu về: vải, cá khô, nước mắm bán ở chợ Chiền.
          Nghề rèn phát triển sớm, xưa có ông họ Nguyễn Xuân, lập lò rèn ở Cồn Hóp (nay thuộc xóm 14) cung cấp vũ khí cho nhà  hậu Lê đánh lại nhà Mạc, nghề rèn được truyền theo hệ gia đình duy trì cho đến ngày nay.
Nghề bốc thuốc bắc được phổ biến cả 2 thôn, hiện nay vẫn có những bài thuốc gia truyền trị được các bệnh hiểm nghèo.
Nghề làm ngói phát triển, trước cách mạng tháng Tám, lúc đầu thuê người Thượng Yên (Quỳnh Yên) làm cố vấn; sau này người địa phương đảm nhận. Lò ngói dựng ở Rộc đình.
          Các di tích: Đình làng Yên Lộc ở trung tâm xóm, mặt ngoảnh về phía Nam. Đình có hai toà  có tường bao, sân lát gạch, cổng ra vào có 2 cột nanh cao, trên có nghê chầu, nay chỉ còn lại toà ngoài. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đình được nhà nước sử dụng làm nơi sản xuất vũ khí.
Đền cửa Truông (cửa thần rú Làng), thờ Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của vua Lý công Uẩn, xưa đền làm bằng tranh (gần lò vôi, cầu Phao hiện nay). Trong binh đao, hoả hoạn đền bị cháy chuyển về cửa Truông.  Đền nhờ thần bản thổ của Giáp Yên (Đền nhỏ): sắc phong, thượng đẳng thần Thái Bảo Trung Lương thuận y Quang Vân Thái Bảo Trung Lương thuận.
Chùa ở phía Bắc núi Sui (thuộc vùng Yên Lộc) trước chùa có tượng chó đá ngồi trên phiến đá to trước sân có gốc nhãn, gần chùa có giếng nước. Hàng năm đến rằm tháng Giêng, bày cỗ tế từ 8 đến 10 mâm (Lễ thập loại chúng sinh), lễ vật đơn giản, chủ yếu là nổ (hạt gạo) và một ít hoa quả. Tế xong hạ lễ là phân phát cho trẻ nhỏ (ai tranh mạnh thì được nhiều).
Nghè xóm Cung (Yên Trạch) thờ thần bản cảnh. Trước nghè làm bằng tranh (ở rộc 3 phần) sau dời phía Đông chân rú Sui, nghè có 2 toà, toà ngoài nửa mái, xung quanh có cây xanh tốt, phía trước có 4 cây thông to, do ông tổ người họ Quách trồng. Bên trong có bệ thờ, sau ông Thất Ngoan người họ Văn làm ký lục về cúng tiến cho nghè, một hương án, một giường thờ 2 cấp (cấp trên Ngài ngồi, phía dưới thuộc bệ hạ của Ngài).
Hai thôn đều có giếng đào hình xoáy ốc, đường kính rộng 15 - 30 mét, sâu 4 -6 mét, không ghép đá chỉ làm bậc lên xuống, hiện nay vị trí các giếng vẫn còn.
          Ba năm một lần, làng rước thần bản thổ ở cửa Truông sang làng Thọ Vinh để hội tế (đại khoá) kiệu của giáp Yên nhỏ, đẹp nay vẫn còn ở đền Vưu. Ngày đại tế (rằm tháng ba) ở đình Yên Lộc dân làng cũng làm lễ hội, ban ngày tế lễ, ban đêm diễn tuồng, hát xướng. Hội đua thuyền Lộc - Trạch cùng với các làng Thọ Vinh, Qúi Vinh... hàng năm vẫn tham gia đua thuyền với hàng tổng. Thuyền đua gọi là lé, thân dài, mũi nhọn, lướt nhẹ nhàng. Thường thường thì làng Thọ Vinh thắng cuộc.  Nhưng có một kỳ, khi bơi đến Cổ Bù (Yên Trạch và Thiện Kỵ) thuyền làng Dị Nậu vượt trước, ông trưởng thuyền họ Nguyễn Xuân hô dân làng ghé vai chạy tắt qua cổ Bù, nên thuyền Thọ Vinh vẫn thắng. Khi ông mất được vọng tế ở đền Vưu.
Họ Lê gốc ở Thanh Hóa vào gồm (Lê Công, Lê Hữu, Lê Bá, Lê Xuân....)
          Họ Văn: Đậu cử nhân có ông Văn Đức Duân, Văn Đức Trứ được phong hàm cửu phẩm, ông Văn Đức Ngoan được phong học phẩm.
Họ Nguyễn (có các tên lót Xuân - Văn - Hữu - Bá) gốc từ Thanh Hoá vào đến nay hơn 10 đời, họ Bùi... định cư thời thuộc Pháp.
Họ Quách, có gốc từ Thái Bình. Lúc đầu họ cư ngụ tại làng Dị Nậu (9 đời) sau lên Yên Trạch, đến nay hơn 10 đời (tổng cộng  20 đời).
Ngày nay gia phả các họ đã được dịch ra quốc ngữ. Nhà thờ được xây dựng trong nhà tộc trưởng để dễ bảo quản, cúng tế.
Văn học: Các văn tự thành văn chỉ còn gia phả, văn thơ sáng tác nói về làng lưu truyền trong trí nhớ của các cụ cao niên ở quê hương, ví như bài ca ngợi phong thổ của làng (trích).
          " Làng ta phong cảnh vui thay                     
          Bên Đông thì giếng bên Tây thì đền             
          Trước cửa Nam lên                                       
          Núi sui Sơn nhất đái       
          Sông Hoàng Mai giao lại
          Nước thuỷ triều trấn lên
          Xem phong cảnh các miền
          Đất đâu hơn mấy kể"...
Ngoài ra còn có tục hát ví, đò đưa, đối đáp... thịnh hành ở đất Lộc - Trạch thuở xưa.
Tóm lại, vùng đất Mai Hùng thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 (602 - 905). Theo địa chí văn hoá Quỳnh Lưu các làng: Ngọc Huy, Kim Lung, Yên Phú, Giáp Yên (Yên Lộc - Yên Trạch), cuối thời kỳ Bắc thuộc đã có con người sinh sống. Mai Hùng được khai phá mạnh mẽ từ thế kỷ thứ XI, thời Lý, nhờ công của Lý Nhật Quang con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ, được phong là “Uy Minh Hầu”. Năm 1041, triều đình xuống chiếu cử làm tri châu Nghệ An. Vào Nghệ An, với tài kinh bang tế thế, ông quan tâm đến chính trị, kinh tế và quân sự. Năm 1044,  Lý Thái Tông thân chinh cất quân đi đánh Chiêm Thành. Lúc về “đến hành dinh Nghệ An, gọi Uy Minh Hầu Lý Nhật Quang đến để an ủi và trao tiết liệt cho trấn thủ châu ấy, gia phong tước vương”. Vì trước đó ông đã có công đặt trại Bà Hoà ở Hoàng Mai (vùng phía đông bắc thị trấn Hoàng Mai), chiêu dân, dựng ấp, tích trữ lương thực, ông sức cho dân nạo vét kênh Son (còn có tên gọi: kênh bà Hoà, kênh nhà Lê hoặc kênh Dâu) để thuyền nhà vua đi lại được dễ dàng. Khi ông mất cả vùng Hoàng Mai nhiều nơi lập đền thờ, cả huyện Quỳnh Lưu theo thống kê chưa đầy đủ có gần 40 đền thờ.
Khai khẩn đất đai, lập làng là công lao, sức lực của nhiều dòng họ và qua nhiều thế hệ. Điều đáng trân trọng các họ đến đây dù nhiều đinh hay ít đinh đều đồng cam cộng khổ xây dựng xóm làng, quê hương.
                                                 
Chương II
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN MAI HÙNG TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1. Các làng xã, với những truyền thống đấu tranh.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn và phát triển, các làng tuy có phong tục tập quán khác nhau, nhưng tất thảy vì cuộc sống, họ đã đồng tâm hiệp lực chống trả với thiên nhiên khắc nghiệt, chống lại thú dữ “chân voi móng hổ chồng chéo lẫn nhau” ở các núi bao quanh xóm làng. Chống giặc ngoại xâm, chống phỉ, hải tặc, chống áp bức bóc lột. Trong quá trình đó xuất hiện nhiều gương tập thể và cá nhân tiêu biểu.
Thời Lê: cả vùng đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi chống lại nhà Minh xâm lược, trong đó nhân dân Mai Hùng góp phần tích cực được Lê Lợi phong thưởng và cho dựng đền thờ “Bạch Y Đại vương”. Họ Nguyễn Xuân dựng lò rèn ở cồn Hóp rèn vũ khí giúp nhà Lê, thung Bằng, thung Nhọn ở phía Tây Bắc của xã là bãi tập của lực lượng nhà Lê.
Trận kịch chiến giữa Phạm Đình Trọng với Nguyễn Hữu Cầu trên đất Hoàng Mai (vùng núi Xước), Nguyễn Hữu Cầu bị  bắt. Phò Lê diệt Mạc dòng họ Lê Công (Lê Công Hiền hiện nay ở  thôn 17) có 4 ông có công được sắc phong:
Ông Lê Công Nha, "Ngày 22 tháng 2 năm 1734, thời Cảnh Hưng năm thứ 44, ngày 12 tháng 2 năm 1771, phong cho ông chức: Phản lực đại tướng quân".          Em ông Lê Công Nha được phong: "Lê triều lương y viện". Con trai đầu, tự Đoan Chính được phong "Nam chức kiêm phó sứ", người con thứ 2  tự Công Ngân được phong: "Lê triều phản lực đại tướng quân, tư tráng sĩ, bách hộ chức".
Tinh thần quật khởi của nhân dân bùng lên mạnh mẽ, tập hợp dưới ngọn cờ áo vải trong thế kỷ XVIII (phong trào Tây Sơn khởi nghĩa). Những lần kéo quân ra Bắc Nguyễn Huệ được đông đảo nhân dân Nghệ An, Quỳnh Lưu, trong đó có nhân dân các làng xã Mai Hùng ủng hộ: xung lính, xuất tiền nuôi quân.
          Thời Gia Long: Thổ phỉ từ lèn Răng Cưa, Đồng Lách tràn xuống do tên Sáu, Tình, Miện cầm đầu, hoạt động cướp dật cả 4 vùng: Quỳnh Lưu, Đông Thành, Ngọc Sơn (Nghệ An), Nông Cống (Thanh Hoá) nhân dân đều sợ hãi. Khi đến cướp phá làng Kim Lung, chúng đã bị dân làng tiêu diệt. Thành tích đó được quan huyện thưởng chung cho cả làng 140 quan tiền.
Họ Văn (Yên Phú), ông Văn Đức Bảng làm quan đô đốc (lính thuỷ) thời vua Đồng Khánh. Thời vua Bảo Đại có ông Văn Đức Năng tham gia cuộc binh biến chợ Rạng (Đô Lương), chống lại thực dân Pháp, ông bị bắt và bị tử hình cùng với ông Đội Cung đứng đầu cuộc binh biến.
Cuối thế kỷ XIX, nhân dân vùng Hoàng Mai tham gia cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất 1873 do Trần Tấn - Đặng Như Mai chỉ huy. Lúc đại bản doanh đóng ở làng Thiện Kỵ, có các ông Nguyễn An Lũng (Ngọc Huy) và một số sĩ phu - nho học tham gia.
          Thời kỳ Cần Vương có cụ cử nhân Nguyễn Ngọc Quang tham gia. Cụ Đội Văn người Thọ Vực lấy vợ người họ Trần làng Kim Lung tham gia chống Pháp, chúng treo giải thưởng hễ người nào lấy được đầu cụ sẽ có thưởng lớn. Do lòng tham, cụ bị người cận thần giết hại. Mộ cụ được an táng cạnh đường quốc 1A (Dốc cửa Nương), được cả vùng kính trọng, bốn mùa dâng hương khói (nay do yêu cầu mở rộng quốc lộ 1A nên mộ đã được di chuyển về vị trí khác), hiện nay họ Trần ở Kim Lung vẫn thờ vọng.
2. Một số biến đổi lớn sau khi thực dân Pháp chinh phục nước ta.
Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt, dâng nước ta cho thực dân Pháp. Chúng chia nước ta ra làm 3 kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ở mỗi kỳ chúng áp dụng chế độ kinh tế - xã hội khác nhau. Cùng với Lào, Cămpuchia hợp thành Đông Dương thuộc Pháp, nước ta bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Xã hội Việt Nam từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Huyện Quỳnh Lưu thuộc Trung Kỳ, được chia làm 4 tổng: Tổng Phú Hậu, Tổng Quỳnh Lâm, Tổng Thanh Viên và Tổng Hoàng Mai. Các làng, xã Mai Hùng thuộc Tổng Hoàng Mai, nơi đây in đậm dấu ấn của sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với chế độ phong kiến triều Nguyễn.
Dưới tổng là làng xã, năm 1915 ở Quỳnh Lưu có 78 làng xã, đến năm 1925 có 82 làng, xã. Trong số đó có các làng: Yên Phú, Ngọc Huy, Kim Lung. Các làng, xã Mai Hùng bị kẹt giữa các đồn Tây, trại lính ở cả 3 phía. Phía Bắc có đồn Mỏ Kẽm, phía Tây-Bắc có đồn đóng ở  phía nam cầu Hoàng Mai đầu làng Yên Phú, phía Đông có Đồn Ngọc Huy để kiểm soát kinh tế, chủ yếu là muối và rượu. Mỗi đồn có một tiểu đội lính Lê Dương do đồn trưởng người Pháp chỉ huy.
Chính quyền thực dân phong kiến có bộ máy gọn, mỗi làng chỉ có từ 3-5 người. ở huyện đứng đầu là tri huyện người Việt, những người giúp việc, đề lại, thừa phái, lục sự, cạnh huyện có một đồn khố xanh và hình thành một số đồn theo từng khu vực: ví dụ như đồn ở Rú Đồn (ga Cầu Giát) có khoảng 20 lính do một sỹ quan người Pháp chỉ huy. Cũng như mọi nơi trong cả nước, quan lại cấp huyện, tuy là người Việt nhưng thực chất là do người Pháp chỉ huy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×