Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
16/01/2022 09:17:26

Xác định và nêu tác dụng, giải thích, phân tích về câu ghép

Xác định và nêu tác dụng, giải thích, phân tích về câu ghép 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
277
2
0
Ngọc Hiển
16/01/2022 09:22:31
+5đ tặng

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

 

Ví dụ về câu ghép

Để làm rõ hơn về khái niệm câu ghép là gì bài viết xin đưa ra ví dụv câu ghép để độc giả dễ hình dung.

Ví dụ:  

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo