LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

Nhà văn nga l tôn stoi nói lí tưởng là ngọn đèn...
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
g linh thời gian phát đề
ay và thực hiện các yêu cầu:
GIÁC MƠ ANH LÁI ĐÒ (Nguyễn Bính)
Năm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều
Để tôi mơ mãi mơ nhiều:
I "Tước đay xe võng nhuộm điều, ta đi.
Tưng bừng vua mở khoa thi,
Tôi đỗ quan Trạng , vinh
về làng.
Võng anh đi trước võng nàng..
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò.
Đồn rằng đám cưới cô to.
Nhà trai thuê chín chiếc đò rước dâu.
Nhà gái ăn chín nghìn cau,
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn...
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thói !
(Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài thanh-Hoài Chân, NXBVH, Hà Nội- 1998, tr. 347)
tiền lại thôi !
Câu 1. Xác định hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. Trong giấc mơ, nhân vật trữ tình đã hình dung ra cảnh tượng nào?
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thể nào về nội dung của hai câu thơ sau:
n quan tiền lại thôi !
upnb
Câu 4. Nếu nhận xét của anh/chị về giấc mơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Lang thang tôi dạm bán thuyền,
Có người giả chín
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi nói: Li tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có
phương hướng kiên định, mà không có phương huướng thì không có cuộc sống.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.22)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng150chữ) nói lên suy nghĩ của bản thân về vai trò
của lí tưởng trong cuộc sông con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích tâm trạng và quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu thế hiện trong đoạn thơ sau:
Та тибп бт
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Va non nидс, va сӑy, va cд rang,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, Tr.23)
HAI TIEN
1 trả lời
Hỏi chi tiết
873
1
0
Anh Tú
20/01/2022 09:09:45
+5đ tặng
CÂU 2

Xuân Diệu từng được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Đúng vậy, ông viết nhiều thơ và nổi tiếng nhiều với những bài thơ tình. Nhưng có lẽ đến với Vội vàng, bài thơ viết vào năm 1938, in trong tập Thơ Thơ, chúng ta có thể nhận thấy vì sao chẳng cần đến những bài thơ tình thì ông vẫn là một nhà thơ nổi tiếng, một nhà thơ lớn của dân tộc. Bởi tiếng thơ trong Vội vàng là tiếng đời, bộc lộ nhiều rung cảm và những triết lí sâu sắc. Trong đó thi phẩm cũng đã mang đến một quan niệm sống vô cùng ý nghĩa – sống vội vàng.

Nhan đề của bài thơ đã bộc lộ ngay quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu. Đó là một tính từ chỉ sự nhanh chóng, gấp gáp trong một hành động nào đó. Ở đây Xuân Diệu lại đề cao sự vội vàng trong cách sống, thái độ sống. Chẳng lẽ sống vội vàng là phải sống nhanh, sống gấp gáp vậy ư? Không những thế, cả bài thơ tác giả còn giục giã mọi người hãy sống không chờ đợi, sống hết mình, sống căng tràn từng phút, từng giây, sống đến trọn vẹn của “sống” để chống lại quy luật trôi chảy khắc nghiệt của thời gian.

Ngay mở đầu bài thơ, ông đã vội vàng qua hai ước muốn đầy táo bạo: tắt nắng, buộc gió. Đây là sự phi lí, hoang đường. Nào ai can thiệp được vào quy luật của tạo hóa, nhưng quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu lại khẳng định điều đó là có lí. Bởi nếu không ngưng đọng thời gian thì mọi thứ màu sắc, hương vị của cuộc sống sẽ theo nắng, theo gió mà phai nhạt, mà bay đi mất. Con người chẳng thể níu giữ, khóa chặt bên mình. Vậy chỉ còn cách phải sống vội vàng thì mới thỏa được lòng khao khát, mới đắm mình mà tận hưởng, mới không bỏ lỡ một chút nào hương sắc của cuộc đời. Quan niệm sống vội vàng thể hiện ngay qua khát vọng ngạo nghễ, khác thường mà yêu đời mãnh liệt như thế.

Thế nhưng nhà thơ cũng chẳng nói suông, ước muốn của ông hoàn toàn có căn cứ, vì cuộc đời này tươi đẹp và vô cùng đáng sống, nên càng phải vội vàng:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Đoạn thơ vang lên với những niềm reo vui, thích thú. Ông như một một “hướng dẫn viên” đưa người đọc đi khám thính vẻ đẹp của trần thế này. Thi sĩ sung sướng lắm vì đắm chìm trong cảnh sắc tươi non, viên mãn của mùa xuân: ong bướm tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi, mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa, tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Cái hay và ý nghĩa của nhà thơ là để mọi người thưởng thức vẻ đẹp ấy không phải ở chốn bồng lai tiên cảnh, mà ở ngay xung quanh mình. Bởi vậy, Xuân Diệu quan niệm sống vội vàng là yêu thiên nhiên, cuộc sống, nhưng là những gì gần gũi nhất, thân thuộc nhất và trong những khoảnh khắc căng tràn sức sống, tràn ngập xuân tình nhất. Nhưng ông chợt nhận ra, dù là ngay quanh mình đi nữa thì chúng chẳng ở mãi bên mình, nhà thơ dẫu yêu, dẫu ham đến đâu thì rồi nó cũng vụt mất. Bởi vậy, lời thơ say mê, tha thiết nhưng bỗng chùng xuống, vì phải vội vàng một nửa. Vừa tận hưởng vừa vội vàng chính là những gì Xuân Diệu quan niệm. Đó cũng chính là cuộc chạy đua với thời gian để hưởng trọn hương sắc cuộc đời.

Cách sống của Xuân Diệu đúng là không chờ đợi. Ông vội vàng đến mức mà ở ngay mùa xuân ông đã thấy nhớ nó, chứ không chờ tới mùa hạ mới nhớ mùa xuân. Yêu thương, nhớ nhung tất thảy những gì đang tồn tại trở thành phương châm sống của thi sĩ. Với ông điều này có căn cứ.

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa!

Xuân Diệu chẳng những quá ám ảnh về thời gian mà ông còn nhạy cảm đến lạ lùng về sự trôi chảy của nó. Hầu hết chúng ta cho rằng, mọi thứ đang đến là đến, chứ ít suy nghĩ rằng nó đang dần trôi qua. Nhưng Xuân Diệu thì khác, ông cảm nhận thấy rõ từng bước đi của thời gian. Nên xuân tới là xuân đang qua, non tức là sẽ già, thậm chí còn đến mức sẽ hết… Tại sao nhà thơ lại quá nhạy cảm như vậy? Sự nghiệt ngã ấy bấy lâu nay ai cũng biết, nhưng nhận ra nó để biết rằng nó đang lấy hết đi những gì của cuộc sống này chỉ có Xuân Diệu. Đoạn thơ mang giọng điệu tranh biện rất say sưa. Ông đang minh chứng rằng cuộc sống này đẹp nhưng không bao giờ ở lại, mỗi phút giây trôi qua là sẽ mất đi. Những thứ nhìn thấy tưởng chừng như sẽ tồn tại lâu, nhưng thực chất đang mất mát, hao mòn dần. Cho nên nếu không sống vội vàng thì chỉ còn lại là những gì tiếc nuối, xót xa.

Nhà thơ đưa cả thêm những hình ảnh nhân hóa về sự mất mát, chia lìa bởi thời gian: tháng năm rớm vị chia phôi, núi sông than thầm tiễn biệt, gió xinh hơn dỗi vì phải bay đi, chim đứt tiếng reo thi vì độ phai tàn sắp sửa… để minh chứng cho điều ấy. Đó mới là vạn vật, trời đất, còn nếu là con người thì hỡi ôi, chắc hẳn phải nhiều ngậm ngùi, chua chát lắm. Nên nhà thơ muốn chúng ta hãy sống vội vàng đi để chạy đua với thời gian, để về sau chúng ta không còn phải thốt lên những lời đầy tiếc nuối: Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa! Và rồi có phải chứng kiến những gì chia lìa, đứt gãy ấy cũng không còn là điều tiếc nuối, xót xa. Quan niệm sống vội vàng trong cái nhìn về thời gian như thế của Xuân Diệu chính là thông điệp sống phải biết trân trọng từng phút, từng giây để không bao giờ phải hối tiếc.

Không những chỉ ra cuộc sống này tươi đẹp rất đáng sống vội vàng, thời gian trôi chảy rất nghiệt ngã, vô tình nên càng phải sống vội vàng, nhà thơ còn giục giã và mách chúng ta cách để sống vội vàng.

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi

Lời giục giã đầy hối hả, khẩn thiết. Trong bài thơ có tên Giục giã ông cũng viết:

Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ
Em em ơi, tình non sắp già rồi.

Chẳng phải đây là lần đầu tiên Xuân Diệu khiến người ta cuống quýt thế, mà sống vội vàng là phải vậy. Hãy sống nhanh lên, gấp gáp lên khi mùa chưa ngả chiều hôm, khi cuộc đời chưa vào lúc bóng xế, lúc mình còn tuổi trẻ. Bởi vậy đừng ngại ngần, hãy ôm, hãy riết, hãy say, hãy thâu, hãy cắn để những khoảnh khắc tuyệt diệu của sự sống mới bắt đầu mơn mởn, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ cây và xuân hồng được ta hưởng trọn. Thậm chí phải được ngây ngất, chếnh choáng, đã đầy, no nê mới thực sự vội vàng. Bao nhiêu bút lực của sự nhiệt huyết, sôi trào, Xuân Diệu dồn hết vào đoạn thơ cuối. Lời thơ căng tràn cảm xúc, khiến ai đọc cũng như mở lòng ra, cũng chẳng thể ngồi yên mà sống một cách vô nghĩa. Ý nghĩa nhân sinh cao đẹp trong cách sống vội vàng là sống đúng thời điểm. Khi còn tuổi trẻ, khi trong những khoảnh khắc đẹp đẽ của cuộc sống, đó là lúc ta nên sống hết mình. Không phải cứ nhanh, cứ gấp là vội vàng được mà phải sống sao cho đáng trong từng khoảnh khắc mình bỏ ra.

Xuân Diệu viết bài thơ này khi ông mới 22 tuổi nhưng những lời tranh biện và giàu tính triết lý trong bài thơ không hề non nớt. Để có được một quan niệm sống vội vàng giàu ý nghĩa tích cực như thế phải được bắt nguồn từ một thái độ sống nghiêm túc, một tình yêu với cuộc sống mãnh liệt. Bài thơ Vội vàng và quan niệm sống của nhà thơ thực sự đã trở thành một bài học giá trị với nhiều thế hệ trẻ sau này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư