Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: “Văn chương… luyện những tình cảm ta sẵn có”. Một trong những thứ tình cảm mà văn chương đã tôi luyện cho con người đó là tình yêu quê hương đất nước. Qua hai văn bản “Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi” tác giả Minh Hương và Vũ Bằng chẳng những đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết mà còn “luyện” sâu cho độc giả tình cảm thiêng liêng, quý báu đó.
“Sài Gòn tôi yêu” là mốitình dai dẳng bền chặt đối với Sài Gòn, là tình yêu và niềm tự hào của tác giả Minh Hương. Cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu và thời tiết, cư dân ở đây được tác giả cảm nhận rất sâu sắc. Ngay từ đầu bài văn, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn qua cách đối chiếu, so sánh và ẩn dụ khéo léo. Đối chiếu ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với bốn ngàn năm lịch sử của đất nước, nhà văn đã khẳng định “Cái đô thị này còn xuân chán”. Và hình ảnh so sánh độc đáo “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà”, hình ảnh ẩn dụ: “Cái đê thị ngọc ngà này…” Thành phốSài Gòn quả thực rất tươi trẻ, đang độ xuân xanh, khỏe khoắn vươn cao tràn trề sức sống nhưng lại theo gọn trong hình hài của ngọc ngà, quý hiếm. Bên cạnh đó những cụm từ “con”, “cứ”, “đương”… biểu hiện rõ sự trỗi dậy sức xuân, tràn đầy hứa hẹn, tình cảm mến yêu với mảnh đất này. Sự phát hiện và tình cảm của tác giả phong phú, tinh tế và nồng nàn hơn bởi tình cảm đang trỗi dậy, không nén nổi cảm xúc của mình. Đó là tình yêu chân thành mãnh liệt, đắm say, cuồng nhiệt đối với thành phố Sài Gòn. Đặc biệt, tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng biện pháp so sánh, phép liệt kê và đại từ “yêu” được nhắc lại tới sáu lần kết hợp với nhịp văn nhanh gấp. “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông ôm ấp mối tình đầu chứa nhiều ngang trái”. Thành phố Sài Gòn như một người bạn tình, một người bạn tri âm tri kỉ. Qua sự cảm nhận về khí hậu của Sài Gòn. Nào là yêu “nắng sớm, yêu những buổi chiều lộng gió”. Nào là đang ui ui bỗng trong vắtnhư thủy tinh. Sự thay đổi đột ngột, bất ngờ của thời tiết kì diệu làm sao! Trong thời tiết ấy, nhịp điệu cuộc sống của thành phốlúc thì náo động, dập dìu xe cộ lúc thì “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn” hay cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương. Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đều nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
Không chỉ yêu thiên nhiên, khí hậu nơi đây mà đó còn là sự cảm nhận về phong cách người Sài Gòn. Đó là: tự nhiên, chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. Bằng sự hiểu biết lâu bền của mình về con người Sài Gòn suốt năm mươi năm được gần gũi họ. Những nét tính cách ấy được thể hiện qua đời sống hàng ngày và hoàn cảnh thử thách của lịch sử: bất khuất, dũng cảm, kiên cường… tạo nên phong cách riêng của người Sài Gòn. Dù trong mỗi câu văn không nhắc đến từ “yêu” nào nhưng đã bộc lộ biết bao tình cảm mến yêu, tình nghĩa đối với mảnh đất thân yêu máu thịt này. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sự cảm nhận độc đáo và tinh tế của tác giả thành phố Sài Gòn hiện lên thật năng động, trẻ trung và xiết bao yêu thương! Qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận về thành phố của mình, tác giả đã gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm với mảnh đất quê hương, nhưng tình cảm nổi bật nhất trong từng đoạn văn, câu văn là tình yêu quê hương đất nước. Có lẽ rằng, xuất phát từ tình cảm chân thành này mà tác giả mới viết nên văn bản độc đáo “Sài Gòn tôi yêu”.
Không bao quát mọi mặt đời sống xã hội và thiên nhiên nơi mảnh đất mình yêu quý như tác giả Minh Hương, trong đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nhà văn Vũ Bằng tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người con xa quê.
Tác giả đưa người đọc ngược về quá khứ, trở lại với những tháng năm sống ở Hà Nội của mình để hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân; để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân xứ sở. “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội”. Nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng câu văn ngân nga, như những tiếng reo vui như thế. Mùa xuân của riêng tôi – mùa xuân của Bắc Bộ, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân gần hơn nữa, riêng tư hơn nữa, bởi mùa xuân đó chính là mùa xuân của quê hương mà tác giả ngày đêm đau đáu hướng về. Bằng phép điệp từ “mùa xuân” được nhắc đi nhắc lại bốn lần trong một câu văn như khơi nguồn cho mạch cảm xúc dâng trào, nối liền hiện tại với quá khứ, đưa tác giả từ miền Nam xa xôi trở về sống trong lòng của mùa xuân Hà Nội – quê hương yêu dấu. Nhớ về mùa xuân của Hà Nội, nhớ về mùa xuân của quê mình, tác giả sử dụng liên tiếp các điệp từ làm nổi bật cái đặc trưng của mùa xuân Thủ đô yêu dấu. Đó là tiết trời “gió lành lạnh”, “mưa riêuriêu”, tiếng trông của đêm hội chèo vang lên trong đêm thanh, những câu hát tỏ tình ngọt ngào của đôi trai gái yêu nhau vọng lại,… Nhiều sự vật như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân. Tất cả reo vui rằng mùa xuân quê hương đã về, không khí êm đềm trong trẻo mơn man đã tràn ngập bao trùm lên mọi cảnh vật.
Xem thêm: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Mùa xuân đã khởi dậy ở con người ta sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Đó là sự biểu hiện của sức sống: Không uống rượu rồi cũng phải phát say, nhựa sống như trong người căng lên như lộc của loài nai, như lộc của mầm non tuôn trào. Sức sống kì diệu của mùa xuân – một mùa xuân thần thánh tiềm chứa sức mạnh thiêng liêng, huyền bí. Tất cả như đang hồi sinh, khơi dậy khát vọng cao đẹp nhất của con người đó là khát khao sống và yêu thương. Mùa xuân cùng với ngày tết cũng là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc trong lòng người tình cảm gia đình gắn bó, hướng về cội nguồn. Với những giọng điệu thiết tha và dòng chảy cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ, tác giả đã giúp ta cảm nhận được những điều kì diệu của mùa xuân đem đến: nó tiếp thêm cho ta tình yêu quê hương, khơi dậy trong ta những giá trị tinh thần cao quý. Một mùa xuân đẹp quá, vui quá, một mùa xuân ngọt lành trong trẻo và đáng yêu làm sao. Trên mảnh đất hôm nay, người chiến sĩ phải rời xa quê hương, sinh sống trên đất khách quê người thì tình yêu quê hương, nỗi nhớ da diết quê hương sẽ không phai mờ trong anh.
Hai nhà văn phải thân thiết, gắn bó với mảnh đất quê hương đến nhường nào thì mới viết nên những áng văn đặc sắc đến thế. Hai văn bản gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện sâu lắng và đậm nét qua sự cảm nhận về thành phốSài Gòn và mùa xuân Hà Nội. Hai bài tuỳ bút đã giúp người đọc tận hưởng được những tình cảm nồng nàn, đằm thắm và tình yêu bền chặt, thủy chung với mùa xuân quê hương và thành phố yêu dấu. Đó là tình yêu mến, tự hào về quê hương, là sự ngưỡng mộ, đắm say mùa xuân Hà Nội. Cùng là tình yêu thương quê hương nhưng sự biểu hiện lại có những nét riêng đặc biệt không thể trộn lẫn.