Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn phân tích - Phát biểu cảm nghĩ - Cảm nhận
Đề bài: Giải thích ý nghĩa nhan đề Hồi Trống Cổ Thành (trong Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung)
Bài làm
Nhan đề Hồi trống Cổ Thành gợi ra không khí trận mạc. Đoạn trích không chỉ nói về một mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công mà còn nói tới một mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương. Sự hấp dẫn của đoạn trích là mâu thuẫn thứ yếu đã có tác dụng làm mâu thuẫn chủ yếu thêm căng thẳng.
Trong câu chuyện, hồi trống là điều kiện. Trương Phi ra điều kiện rất khắc nghiệt rằng sau ba hồi trống Quan Công phải chém được đầu Sái Dương. Quan Công, trước đó đã bị Lưu Bị ngờ vực. Khi nghe tin Quan Công ở trong doanh trại Tào Tháo, Lưu Bị đã viết thư khiển trách nặng nề: “Bị cùng túc hạ kết nghĩa vườn đào, thề cùng sống thác, nay sao nửa đường bỏ nhau, cắt đứt ân nghĩa? Túc hạ nếu muốn lập công danh, toan đường phú quý, Bị xin đem đầu dâng túc hạ để túc hạ lập nên công lớn... ”. Dù đã viết thư phúc đáp rằng: “... Em có bụng khác, thần người cùng giết. Moi gan rạch mật, bút giấy không nói hết lời... Xin nhủ lòng soi xét”, nhưng trong lòng Quan Công khát vọng minh oan vẫn thôi thúc và vì thế mà sức mạnh và tài năng đã nhân lên gấp bội để tỏ rõ tấm lòng trong sáng của mình. Thêm nữa, sẵn mâu thuẫn với Sái Dương, Quan Công đã chém được đầu Sái Dương trong một thời gian rất ngắn, ngắn hơn cả điều kiện hà khắc mà Trương Phi đã đặt ra.
Nhan đề Hồi trống Cổ Thành vừa gợi lên không khí trận mạc, vừa là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm và quang minh chính đại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |