Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Viết bài làm văn số 5 Đề 4: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn để giới thiệu về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
Bài làm 1 - Giỗ Tổ Hùng Vương
Là người dân đất Việt, ai cũng biết đến câu ca:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi của ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đen Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các vị vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ tiên đề hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Ngày nay hàng năm, lễ hội giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giừ nước.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung củạ toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vần đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng
Lễ giỗ Tố Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ thuở xưa đã có một đặc thù riêng là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ tham gia rước kiệu lỗ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới". "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm". Những năm hội chính thì phần lỗ gồm: Tế lễ của triều đình, sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lề thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tồ Hùng Vương năm 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ây, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tâm bản đô Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm. Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiên sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975. Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đă quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên - một ngày giỗ Tô như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nẹhĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tố chức. Dù năm chẵn hay lẻ lề hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chỗ, bao gồm hai phần lễ và hội.
Phần lễ được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,... được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9. làng nào được Ban tô chức lề hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dần đầu điều hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chinh tề đi sau kiệu lề, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của "Điện Kính Thiên", đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chăn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc văn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyên hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiêp đê đông bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Phần hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đô lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể thể thao,... được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Các trò chơi văn hoá dân gian được bào lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa, nâu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)... Có năm còn diễn trò "Bách nghệ khôi hài", "Rước chúa gái", ‘"Rước lúa thần" và trò "Trám" tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,... Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lỗ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Nhừng làn điệu Xoan - Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, tham đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ.
Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đen Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ của mình, giữ đúng kỷ cương, vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống, thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bâo muốn nhắc nhớ hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đă trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa.
Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khẳp năm châu bốn biên từng đến thăm viếng Đen Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên núi Nghĩa Lĩnh đă làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam"
Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bổn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm.
Bài làm 2 - Chợ Viềng (Nam Định)
Cứ đến độ xuân về, du khách các nơi lại nườm nượp đổ về trẩy hội Phủ Giày (ngày mồng 8 tháng Giêng), một trong những phủ thờ bà Chúa Liễu Hạnh trong tứ bất tử ở Việt Nam. Đi hội Phủ Giầy, ghé qua hội chợ Viềng. Đó là hội chợ cũng ở xã Kim Thái, huyện Vụ bản (Nam Định) – nơi người xưa đã gọi là địa linh, nhân kiệt. Sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên.
Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc, đông nhất vẫn là người nội tỉnh và kế đến là khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra.
Ngày trước, khi chưa có điện, người bán hàng thắp một ngọn đèn dầu tù mù. Những món đồ cũ được bán chủ yếu là để cầu may chứ không để thu lợi như bây giờ. Ở đây người mua hoàn toàn tin tưởng vào người bán và qua chợ Viềng, con người càng thêm gắn bó với nhau.
Chợ Viềng bây giờ đã thay đổi rất nhiều cả ý nghĩa lẫn các loại hàng hoá. Rất ít những người bán đồ cũ, đồ cổ thực sự, phần lớn là những mẹt hàng sành sứ, đồng thau giả cổ bày bán ở những chỗ càng tối càng tốt… khiến nhiều người mua nhầm hàng hỏng.
Tiếng là hội chợ nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vật dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.
Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Đó là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng trên là trói, dưới là thịt bò bê. Khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của người nhà quê.
Nhiều năm nay, người dân quanh vùng vẫn đổ đến chợ Viềng. Họ đi cả gia đình, cùng nhau ngắm nghía hay trả giá mua một món đồ sứ… mới toanh nào đó.
Quanh năm, họ sống trong một cuộc sống yên ả, nề nếp, đúng giờ giấc. Đến đêm chợ Viềng, nhịp sống của họ thay đổi hoàn toàn. Họ thức suốt đêm, đi ra khòi nhà và hòa mình vào dòng người nửa quen nửa lạ. Đối với những người dân đơn sơ như vậy, chợ Viềng của họ vẫn còn mãi. Và chính họ mới là những người khách đích thực của chợ Viềng hằng năm.
Đi chợ Viềng ai cũng muốn được nếm thử những món đặc sản như thịt bò thui chấm với tương gừng, mua bánh dày giò...
Ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả – một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như sự bán mua ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó – rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về. Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ cầu May.
Chợ Viềng ở đây còn gắn với các di tích, mà bao trùm lên cả quần thể này là thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy người ta tới chợ Viềng còn với tâm thức đến lễ Mẫu, xin lộc Mẫu. Họ tin rằng mọi vật dụng mà họ mua trong chợ sẽ được Mẫu - Mẹ chúng giám và phù hộ. Vì thế, người ta vừa đi chơi, vãn cảnh chợ, vừa mua bán những vật dụng may mắn, vừa vào Phủ lễ Mẫu Liễu, lên đền Mẫu Thượng, xuống cả đền Mẫu Thoải cầu mọi sự may mắn, bình an, làm ăn phát đạt, cầu mưa thuận gió hòa để mùa màng tươi tốt.
Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Đại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh… cũng nhớ ngày về để dự hội.
Như vậy, Lễ hội Phủ Giầy là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tâm linh đáp ứng nhu cầu tinh thần - tình cảm của đông đảo nhân dân. Bằng hoạt động lễ hội, con người vừa có thể bày tỏ những tâm tư, khát vọng của mình vừa có dịp bộc lộ các khả năng sáng tạo của chính mình. Sống trong khung cảnh lễ hội, con người có được những giây phút “thăng hoa" để tạm quên đi những nỗi cực nhọc vất vả hàng ngày. Chính lễ hội đã tiếp thêm nguồn sức mạnh thiêng liêng để con người tiếp tục sống và lao động.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |