Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giao tiếp công vụ giữ một vai trò quan trọng trong thực thi công vụ, đặc biệt là trong công cuộc cải cách hành chính và phát triển đất nước hiện nay, thể hiện ở những điểm sau:
- Giao tiếp công vụ là công vụ cơ bản hoặc là phương thức thực thi công vụ.
- Giao tiếp công vụ là công cụ kết nối giữa Nhà nước và công dân, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động thực thi công vụ.
- Nâng cao đạo đức công chức hành chính nhà nước: Thực tế hoạt động công vụ hiện nay cho thấy, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận cán bộ, công chức được xem như một nguy cơ đáng báo động. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lộng hành, hách dịch, sách nhiễu, yếu kém về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, lãnh đạo, thiếu gương mẫu trong công việc, sinh hoạt… của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức các cấp thật sự đã dẫn đến làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, bộ máy quản lý các cơ quan, tổ chức, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; càng cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ và trong đời sống xã hội, trong quan hệ con người.
Tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, đặc biệt là hàng ngũ lãnh đạo, chọn lối sống "mũ ni che tai", né tránh, ngại va chạm, sợ trách nhiệm, không chịu trách nhiệm hoặc những hiện tượng gây bè kéo cánh, gây mất đoàn kết, nịnh trên nạt dưới, trù dập, lợi dụng các nguyên tắc tổ chức của Đảng nhằm mục đích danh lợi cá nhân, "ăn cắp" của công bằng nhiều hình thức … cũng là biểu hiện của suy thoái đạo đức, nó cũng giống như tình trạng các loại "sâu mọt, ung bướu" mà Ph.Ăng-ghen đã vạch trần trong tác phẩm nội chiến ở Pháp[1].
Do vậy, văn hóa giao tiếp công vụ được coi như đạo đức xã hội. Có thể thấy đạo đức xã hội nói chung và đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nói riêng như một sức mạnh tự bảo vệ con người trước sự thoái hoá, biến chất, đánh mất mình; phải coi đạo đức như một giá trị văn hoá - văn hoá giao tiếp ứng xử thúc đẩy xã hội phát triển và tiến bộ. Ngày nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, từng bước tham gia hội nhập quốc tế thì càng cần đến những đảm bảo về văn hóa giao tiếp công vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao uy tín của cơ quan hành chính nhà nước: Giao tiếp công vụ là một trong những biểu hiện của đạo đức cách mạng, thông qua thái độ, hành vi của cán bộ, công chức phù hợp với tính quy định của dân tộc và tính giai cấp. Qua đó biểu hiện hình ảnh của một nền hành chính hiện đại, văn minh mang tính phục vụ cao đối với nhân dân và toàn xã hội. Nó có ý nghĩa lâu dài, mang những giá trị đạo đức đã được công nhận trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Giá trị đạo đức luôn được kế thừa, bổ sung, phát triển và loại bỏ. Là hình thái ý thức xã hội, song văn hóa giao tiếp công vụ có tính độc lập tương đối. Vì vậy, nó có khả năng chi phối hành vi và ý thức cán bộ công chức một cách trực tiếp và lâu dài, cho nên ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng một nền hành chính phát triển và nhà nước pháp quyền của chúng ta.
- Góp phần thực hiện tốt bản chất của nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân: Giao tiếp công vụ phải là nơi biểu hiện tập trung của văn hóa xã hội, văn hóa của chế độ Nhà nước; nhà nước của chúng ta, một nhà nước dân chủ. Với xu hướng phát triển đã được dự báo ở tầm xa, ở tầm chiến lược, đó là: xã hội càng phát triển kinh tế thị trường, khoa học, công nghệ càng có những biến đổi nhảy vọt với gia tốc ngày càng tăng thì cần đến những đảm bảo về văn hóa, đạo đức trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống, các hoạt động của con người; nó tôn vinh giá trị con người như một giá trị văn hoá cao nhất, chứ nó không hề hạ thấp con người, không làm lu mờ vai trò nhân tố con người bởi sự lấn át của nhân tố kỹ thuật công nghệ. Cũng như vậy, giao tiếp công vụ cùng với trí tuệ sẽ là cội nguồn sáng tạo và hiệu quả, đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân trong xã hội văn minh và hiện đại. Dù sự phồn vinh của xã hội có tăng lên như thế nào, dù thế giới vật chất và lối sống tiêu dùng có đến mức nào thì đạo đức, trí tuệ, nhân cách người công chức cũng không thể trở thành phương tiện bị thao túng và khuất phục. Được như vậy sẽ làm nên tính bền vững của Nhà nước ta.
- Giao tiếp công vụ góp phần tích cực trong tiến trình cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và tiến hành cải cách hành chính nhà nước, vai trò của văn hóa giao tiếp ứng xử công vụ là hết sức quan trọng, có tính quyết định tới văn hóa của mỗi cơ quan, công sở; thông qua cung cách ứng xử của cán bộ, công chức trong nội bộ công sở và với các tổ chức, công dân bên ngoài. Điều này không chỉ xây dựng hình ảnh của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước, tới tiến trình cải cách hành chính và đối với việc thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Do đó, việc xây dựng và thực hiện những chuẩn mực giao tiếp công vụ mang tính pháp lý cho thái độ và hành vi công chức trong hoạt động công vụ là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |