Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà văn pháp Ana-tôn-phrăng-xơ từng nói:

Nhà văn pháp Ana -tôn-phrăng-xơ từng nói:"đọc 1 câu thơ nghĩa là ta bắt gặp gỡ tâm hồn con người". Qua bài thơ bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. đừng nhầm rằm tháng riêng hcm

1 trả lời
Hỏi chi tiết
722
1
0
tienankdzai
24/01/2022 07:00:38
+5đ tặng
Nhà văn Pháp Ana-ton – phrang – xo đã từng nói rằng đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Quả thật đúng như vậy, qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, ta đã gặp gỡ tâm hồn trân trọng tình bạn cao quý của ông. Với giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã ca ngợi một tình bạn chân thành, thắm thiết giữa nhà thơ và bạn. Điều đó được thể hiện ngay từ giây phút đầu tiên đón bạn. Câu thơ đầu tiên: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” như một tiếng reo vui, hồ hởi, một lời chào đón thân mật của nhà thơ khi bạn quý lâu ngày tới chơi nhà, cách xưng hô “tôi – bác” thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng của tác giả. Ngay sau lời cháo đón, nhà thơ nghĩ đến việc mua những món ăn ngon về đãi bạn nhưng “Trẻ thời đi vắng”, không ai để nhờ vả, sai khiến; “chợ thời xa” không thể ù một cái chạy ngay ra được. Không thể đi chợ, nhà thơ nghĩ đến việc tiếp đãi bạn bằng món gà, món cá – những món ăn ngon và không kém phần trang trong. Nhưng, cá thì “ao sâu nước cả”, gà thì “vườn rộng rào thưa” không thể đánh bắt. Món ngon không có, Nguyễn Khuyến định tiếp đãi bạn bằng những món rau, dưa có sẵn trong vườn. Nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ cái gì cũng có: cải, cả, bầu, mướp nhưng chỉ ở dạng tiềm ẩn, tức chưa thể sử dụng ngay được. Tình huống “không – có” được sử dụng ngày càng tăng tiến kết hợp với các phó từ: chửa, mới, vừa, đang và phép liệt kê giúp ta hiểu đằng sau lời phân bua ấy là nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Cuối cùng, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt, Nguyễn Khuyến đã đặt tình bạn vào một tình huống trớ trêu để khẳng định 1 cái có: chính là tình bạn. Cụm từ “ta với ta” ở cuối bài thơ đã khẳng định một tình bạn thắm thiết, chân thành vượt lên mọi nghi lễ, vật chất tầm thường. “Ta với ta” là nhà thơ và bạn, là chủ và khách tuy hai mà một. Tình bạn của họ không cần mâm cao cỗ đầy, không cần rượu sớm trà trưa mà đó là một bữa tình cảm tinh thần dư thừa sự sang trọng. Qua đó, ta khẳng định nhận định của nhà văn Pháp Ana-ton – phrang – xo là vô cùng chính xác: đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư