LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, em hay làm sáng tỏ nhận định trên qua tác phẩm bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có em hay làm sáng tỏ nhận định trên qua tác phẩm bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
613
1
0
Bảo Yến
06/02/2022 22:09:30
+5đ tặng

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời...

Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Huy
07/02/2022 05:26:24
+4đ tặng

Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nó, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuốm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

mênh mông bát ngát

Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người. Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

“Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

“Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống.

1
0
monnee
30/03/2022 20:40:57

Văn chương không chỉ đơn thuần là nghệ thuật giải trí, nó phản ánh thực tế cuộc sống với rất nhiều các chức năng như nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục,… Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương. Vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

    Để hiểu được nhận định ấy về vai trò văn chương, ta cần phải hiểu văn chương là khái niệm chỉ ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ để làm chất liệu xây dựng hình tượng phản ánh và biểu hiện trong đời sống. Không chỉ vậy, nó còn hướng con người tới “Chân, Thiện, Mĩ” của cuộc đời. Chính vì thế, văn chương đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình cũng như xã hội. Trước hết, “Những tình cảm ta không có” nghĩa là những tình cảm chưa nảy sinh trong tâm hồn ta. Và “văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có” là khi đọc các tác phẩm văn chương trong tâm hồn ta nảy nở những tình cảm, cảm xúc mới lạ. Còn “văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” nghĩa là văn chương làm cho những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta như tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, yêu bạn bè, tình cảm với lãnh tụ,… trở nên phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn.

    Lời nhận định của Hoài Thanh hoàn toàn chính xác. Trước tiên, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có bởi các tác phẩm văn chương giúp ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những bài học về cuộc sống, những nét ứng xử tinh tế, truyền cho ta những tình cảm mới, niềm say mê, tình yêu quê hương, sự đồng cảm với con người. Đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt đã làm nảy sinh trong ta nhiều tình cảm. Ta thấy yêu mến cái vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống tuổi trẻ của Mèn, khâm phục tính biết lo xa, tự lập của chú. Nhưng thái độ kiêu căng, ích kỉ ngạo mạn và hèn nhát của Mèn lại thật đáng ghét, đánh khinh. Với chú Dế Choắt bé nhỏ, yếu ớt, ta lại thấy xót thương biết bao trước cái chết oan uổng của chú và khâm phục ở Choắt sự rộng lượng, khoan dung. Tiếp đến bài thơ Lượm của Tố Hữu, nhân vật chú bé liên lạc Lượm làm nảy sinh trong ta tình cảm yêu mến trước sự hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh; khâm phục sự dũng cảm, lòng yêu nước của chú; xót thương trước sự hy sinh anh dũng của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi. Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương để lại trong ta tình cảm yêu quý, trân trọng vẻ đẹp hình thể, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xhpk. Đồng thời ta thấy xót xa, thương cảm cho số phận lênh đênh, chìm nổi và bị lệ thuộc của họ. Đọc văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, ta xót xa, thương cảm trước sự thiệt thòi của ae Thành và Thủy khi ba mẹ chia tay và khi Thủy không được đến trường đi học; ta xúc động trước tình cảm ae Thành – Thủy dành cho nhau và thấy mình cần phải trân trọng tc gđ. Còn văn bản “Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đem đến cho ta sự xót thương trước nỗi khổ của nhân dân trong xhpk khi rơi vào cảnh “muôn sầu nghìn thảm”. Xót thương cho người dân bao nhiêu, ta lại cảm thấy căm hận sự vô trách nhiệm, táng tận lương tâm của tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú bấy nhiêu. Tuy ta chưa một lần đến Huế, chưa được nghe ca Huế nhưng khi đọc văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh, ta sẽ cảm nhận được tình yêu Huế của chính bản thân ta qua những làn điệu dân ca Huế độc đáo, phong phú; yêu mảnh đất, con người Huế đằm thắm, mộng mơ và tự hào Việt Nam có di sản văn hóa phi vật thể là Huế.

    Văn chương không chỉ gây cho ta những tình cảm ta chưa có mà còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm sẵn có ấy sẽ được phong phú hơn, cao đẹp và tinh tế hơn trong tâm hồn con người mỗi chúng ta. Trước tiên đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng. Cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu. Bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến;  để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. Từ đó, ta thấy yêu với biết ơn bà hơn, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn.

    Văn chương quả là có sức mạnh to lớn, lay động tới đời sống tình cảm của con người. Từ đó mà ta khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Không chỉ vậy, ta còn nhận thấy nhà văn Hoài Thanh của chúng ta thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị cao đẹp của văn chương được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư