Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp sức mạnh con người đời Trần

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp sức mạnh con người đời Trần và hoài bão khát vọng chí làm trai qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão 
#Mọi người ơi giải giúp mình với , mình đang cần gấp trong sáng nay ạ! Mình cảm ơn nhiều!!
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
84
1
0
Kiệt
07/02/2022 08:19:17
+5đ tặng

Với ý nghĩa "cầm ngang ngọn giáo", từ ngữ "hoành sóc" đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng trấn giữ đất nước trong tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ và hào khí dường như bao trùm đất trời. Trong bản dịch của tác phẩm "Chinh phụ ngâm" cũng miêu tả hình ảnh người chinh phu với hành động "Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo". Với hào khí đó, ắt hẳn người anh hùng đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại nói riêng và của dân tộc nói chung: "Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu". Câu thơ đã tái hiện hình ảnh cụ thể của quân đội nhà Trần, đồng thời khái quát sức mạnh của dân tộc. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi nghệ thuật so sánh "Tam quân tì hổ" (Ba quân dũng mãnh như hổ báo) với khí thế "nuốt trôi trâu", diễn đạt thành công tinh thần quyết chiến quyết thắng của "Hào khí Đông A".

Không chỉ khắc họa vẻ đẹp về tầm vóc, tư thế, hành động; bài thơ còn vẽ nên bức chân dung về ý chí của người anh hùng:

"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"

"Công danh" vốn là một phạm trù quen thuộc khi người anh hùng bày tỏ ý chí của mình mang màu sắc của tinh thần, tư tưởng Nho giáo với ý nghĩa: để lại sự nghiệp và để lại tiếng thơm. Xuyên suốt thời đại phong kiến, đây là quan niệm lí tưởng của các bậc anh hùng. Tác giả Nguyễn Công Trứ cũng đã từng dõng dạc tuyên bố rằng:

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"

Như vậy, chúng ta có thể thấy được lí tưởng mà tác giả hướng đến hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực, thể hiện rõ ý chí quyết tâm đối với sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Mặc dù là một vị tướng có nhiều công lao to lớn đối với công cuộc đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ đất nước nhưng Phạm Ngũ Lão vẫn cho rằng mình vẫn còn "vương nợ" công danh. Bởi vậy, ông mang trong mình nỗi thẹn khi "tai nghe chuyện Vũ hầu". Đó là nỗi "thẹn" khi chưa có tài thao lược lớn như Gia Cát Lượng. Qua đó, chúng ta có thể thấy được nhân cách cao đẹp của tác giả.

Như vậy, bài thơ "Tỏ lòng" đã thể hiện rõ bức chân dung về người anh hùng Phạm Ngũ Lão với tầm vóc, tư thế lớn lao mang tầm vóc vũ trụ cùng ý chí của tác giả. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện rõ khí thế ba quân và hào khí cũng như sự lớn mạnh của thời đại nhà Trần.

Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là tiêu biểu cho hào khí Đông A thời Trần, tìm hiểu về tình yêu nước, ý thức trách nhiệm của người tráng sĩ trong bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, các bạn có thể tìm đọc: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng, Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng, Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng, Qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

Cảm nhận về vẻ đẹp người anh hùng thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng mẫu 2

“Trai thời loạn”, thành ngữ dân gian ấy không biết có từ bao giờ. Có lẽ có khi từ lúc “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” (Nguyễn Khoa Điềm). Đó là ý thức về đóng góp của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc. Và thời Trần, thời đại anh hùng sản sinh ra những anh hùng. Thời đại đã hun đúc nên những nhân vật kì vĩ. Danh tướng Phạm Ngũ Lão là sản phẩm của hào khí Đông A. Ông vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân. Tài năng cùng với lý tưởng yêu nước sáng ngời của ông đã tạo nên một con người Việt Nam ưu tú trong lịch sử: Phạm Ngũ Lão văn võ toàn tài: Tài võ ông đem hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước. Tài văn ông dùng để làm thơ bày tỏ nỗi lòng của mình với bè bạn, với hậu thế và trước hết là tự nói với mình về ý thức trách nhiệm thiêng liêng, nghĩa vụ cao cả với Tổ quốc yêu quý. “Thuật hoài” chính là tiếng nói của một trái tim yêu nước thiết tha. Qua tiếng nói ấy, người đời được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trang nam nhi yêu nước thời Trần

Phạm Ngũ Lão đã chọn thể thơ tứ tuyệt Đường luật để bày tỏ khát vọng và hoài bão của mình. Đây là thể thơ rất hàm súc, rất ít lời mà có sức gợi lớn, ý tứ sâu xa, phù hợp với cách nói chắc nịch của một vị tướng vẫy vùng nơi trận mạc. Nhân vật trữ tình bày tỏ lòng mình qua hình tượng kỳ vĩ.

Câu khai của bài thơ tứ tuyệt đã mở ra hình ảnh một đấng nam nhi với tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ, hành động kỳ vĩ

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Người tráng sĩ không múa giáo mà cầm ngang ngọn giáo. Hai từ múa giáo trong lời dịch thơ chưa thể hiện được hai từ hoành sóc của câu thơ nguyên tác. Múa giáo có gì đó pha chút phô trương, biểu diễn hoặc nếu không dễ làm ta liên tưởng đến một trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành. Và như vậy nó làm mất đi cái cường độ nội sinh, nội lục. Người bản lĩnh cao không bao giờ tỏ ra trong cái hình thức bên ngoài như thế. Ở đây người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc). Trong câu thơ nguyên tác, tác giả dựng lên hình ảnh người tráng sĩ ở một tư thế tĩnh chứ không động. Tư thế ấy như dồn nén sức mạnh để để bùng nổ.Tầm nhìn của tráng sĩ bao quát cả giang sơn. “Giang sơn” là từ chỉ đất nước. Nó vừa diễn tả không gian mang sắc thái vũ trụ, vừa để diễn tả một ý niệm cụ thể là đất nước. Khi nói đến giang sơn thường có một sự liên tưởng đến bộ ba khái niệm”thiên, địa, nhân” (trời, đất, người), tức là thuyết tam tài, diễn tả ý niệm về tầm quan trọng của con người trong vũ trụ. Con người sánh ngang với trời đất, có trách nhiệm to lớn đối với thế giới. Vì vậy ở đây người tráng sĩ đã thể hiện tư thế và tầm nhìn của người chủ động canh giữ giang sơn quý báu của mình, sẵn sàng đón đánh quân cướp nước. Vậy, cái chí bình sinh thời loạn đã nâng cấp ngọn giáo thông thường lên tầm trách nhiệm với nước, với đời. Ngọn giáo ấy là non sông đã giao trách nhiệm ngàn cân mà người tráng sĩ không thể không làm tròn. Ngọn giáo cầm trong tay tráng sĩ như đo chiều rộng, chiều dài của Tổ quốc sẵn sàng bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất của quê hương, không thể cho quân giặc tàn phá, giày xéo. Khát vọng bảo vệ Tổ quốc dồn vào đôi cánh tay tráng sĩ đang chắc trong tay cầm ngang ngọn giáo, bất chấp cả thời gian trôi qua. Thực tế Phạm Ngũ Lão cầm quân giữ các cửa ải phía bắc từ cuối năm 1282 đến năm 1285 khi quân Mông- Nguyên kéo vào xâm lược nước ta. Thời gian ấy đúng là đã mấy thu (kháp kỉ thu). Người tráng sĩ ấy đã dạn dày dày sương gió, đã từng đối mặt với kẻ thù, bất chấp mọi nguy hiểm gian nan. Dù thời gian khiến nhiều việc đổi thay, duy nhất có khát vọng gìn giữ giang sơn là không hề thay đổi trong tấm lòng của trang nam nhi đất Việt

Câu khai đã làm trọn chức năng mở ra và đã hé mở tấm lòng son sắt của Phạm Ngũ Lão đối với quê hương đất nước. Từ thế của nhân vật trữ tình hiện lên thật hiên ngang lẫm liệt nhưng giọng điệu câu thơ lại bình tĩnh, khiêm nhường, ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng. Một ý chí sắt đá không gì thay đổi. Đi cứu nước là niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm hạnh phúc lớn lao của trang nam nhi thời Trần.

Tướng thì phải có quân, tướng nào quân nấy. Người tráng sĩ đang sát cánh cùng ba quân với khí thế ngất trời. Dường như chí lớn của Phạm Ngũ Lão như đã truyền tới ba quân một năng lượng tinh thần, nhạy và nhanh để để kết thành một khối. Còn hơn thế, như người giữ lửa, truyền lửa độ sáng và độ ấm không hề dừng lại mà cứ lớn dần lên. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước lại sôi nổi, cả dân tộc kết thành một khối sức mạnh

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Thủ pháp so sánh và phóng đại được tạo dựng trong câu thừa. Ngoài ra câu thơ còn tạo được một ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khác quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn. Tam quân ở đây mạnh như hổ báo thì sẽ đánh đâu thắng đấy, xứng đáng là niềm tin cậy của non sông. Đội quân anh hùng ấy cùng với cả nước sẽ đánh tan quân xâm lược nhà nghề hung hãn bậc nhất thế giới bấy giờ. Thực tế ba quân như hổ báo ấy đã ba lần xé xác, nuốt trôi đội quân trâu điên hung hãn. Sau này, một nhà thơ của sứ giả thiên triều Nguyên là Trần Phu viết phần nào ghi lại tâm trạng sợ hãi của quân xâm lược khi đến nước ta

Kim qua ảnh lí đan tâm khổ

Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh

(Trong bóng lòe của binh khí long son cay đắng

Giữa tiếng rộn của trống đồng tóc bạc mọc ra)

Chính những con người với những phẩm chất anh hùng như Phạm Ngũ Lão đã làm nên hào khí Đông A chói lọi đó.

Thật sảng khoái tự hào biết mấy khi hai câu thơ gieo trồng trên một mảnh đất dường như không một lúc nào bình yên. Sinh vào thời Trần, ai cũng có cơ hội trở thành anh hùng. Đâu chỉ một lần Trần Quốc Tuấn đêm quên ngủ, ngày quên ăn chỉ với một nguyện vọng là được xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Đó là sáu chữ vàng được thêu trên lá cờ của người thiếu niên Trần Quốc Toản. Đó là việc khắc tay binh sĩ hai chữ Sát Thát… Cả một không gian trận mạc lở đất rung trời. Hào khí Đông A trong thơ Phạm Ngũ Lão hào hùng trong bối cảnh ấy. Nó bắt nhịp được bước đi của thời đại, của dân tộc trong những giờ phút lâm nguy.

Câu thừa nâng cao, phát triển ý câu khai, tiếp tục cảm hứng tỏ lòng của danh tướng Phạm Ngũ Lão.

Cái lý tưởng sống của Phạm Ngũ Lão còn được thể hiện ở hoài bão, ý thức của bậc nam nhi với việc lập công danh để đời. Đó là nỗi lòng với cái chí và tâm lớn lao cao cả của người anh hùng.

 

Trong một bài thơ tứ tuyệt Đường luật thì câu chuyển có vị trí then chốt, có khi làm chuyển cả ý thơ, chuyển cả dạng cảm xúc. Phạm Ngũ Lão đã dùng câu thơ quan trọng này để chuyển sang nói về hoài bão và lý tưởng của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
hgthu
07/02/2022 08:21:45
+4đ tặng
Em nghĩ nó sẽ hữu ích :P

Phạm Ngũ Lão được biết đến là một con người văn võ toàn tài. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là bài thơ “Tỏ lòng”. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa được vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

Trước hết, hình ảnh người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông hiện lên thật đẹp. Khi giặc Nguyên tràn vào xâm lược, chúng đã gây ra bao nhiêu tội ác dã man, tàn bạo. Đối phó với kẻ thù như vậy cần phải có một bản lĩnh phi thường. Cụm từ “hoành sóc” gợi ra hình ảnh người tráng sĩ tay cầm ngọn giáo với tư thế chủ động, tự tin và không hề nhỏ bé. Nhưng trong bản dịch thơ của Trần Trọng Kim lại dịch là “múa giáo” - cách dịch mang tính hoa mỹ, tuy phù hợp với nhịp thơ nhưng không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Kết hợp với đó, tầm vóc của người anh hùng còn được thể hiện qua không gian “giang sơn” - đất nước, thể hiện tầm vóc vĩ đại và thời gian “kháp kỉ thu” - mang tính ước lệ, ý chỉ khoảng thời gian kéo dài vô tận. Từ đó, tác giả khẳng định tầm vóc kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng thời đại nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt. Không chỉ vậy, câu thơ tiếp theo, Phạm Ngũ Lão còn cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của quân đội nhà Trần. “Tam quân” có nghĩa là ba quân (được biết bao gồm tiền quân, trung quân, hậu quân). Một quân đội tinh nhuệ, đông đảo về số lượng và mạnh mẽ về chất lượng. Quân đội đó còn có một khí thế vững vàng. Hình ảnh so sánh rất độc đáo “tam quân” với “tỳ hổ”. Loài hổ được coi là chúa tể rừng xanh, có uy lực và sức mạnh. Với hình ảnh này, tác giả đã nhấn mạnh sự dũng mãnh của quân đội nhà Trần đã trở thành nỗi khiếp đảm của quân thù. Không chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”. Đây là hình ảnh gợi ra hai cách hiểu. Khí thế của ba quân hùng mạnh đến nỗi nuốt trôi trâu, hay khí thế hào hùng ngút trời của quân đội nhà Trần đã làm lu mờ ánh sáng của sao Ngưu trên bầu trời. Dù hiểu theo cách nào, ta cũng đều thấy được khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần trước kẻ thù xâm lược. Một quân đội như vậy đủ sức để đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Như vậy, qua phân tích, với bài thơ Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão đã giúp người đọc thêm hiểu hơn về vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần, cũng như “hào khí Đông A” vang dội một thời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×