Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 9
07/02/2022 17:14:05

Hai xu hướng bạo động và cải cách có làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu thế kỉ 20 không

hai xu hướng bạo động và cải cách có làm suy yếu phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu thế kỉ 20 không? tại sao?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.413
6
0
єρнємєяαℓ
07/02/2022 17:15:20
+5đ tặng
+ Thứ 1: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà phong trào yêu nước ở nước ta đã xác định được đúng đắn đối tượng, kẻ thù của dân tộc ta lúc này là thực dân Pháp và chế độ vua quan phong kiến nhà Nguyễn. Nếu chỉ có 1 xu hướng bạo động hoặc cải cách thì phong trào yêu nước chỉ tập trung vào 1 đối tượng cần đánh đổ là thực dân Pháp (xu hướng bạo động) hoặc chế độ phong kiến (xu hướng cải cách). Nhờ có 2 xu hướng ấy mà phong trào yêu nước ở nước ta tấn công vào cả 2 đối tượng là thực dân Pháp và chế độ phong kiến.
+ Thứ 2: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà mục tiêu của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đúng đắn hơn, rõ ràng hơn. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì phong trào yêu nước ở nước ta hoặc là chỉ giành mục tiêu độc lập dân tộc (xu hướng bạo động) hoặc là chỉ phát triển xã hội (xu hướng cải cách). Nhờ có cả 2 xu hướng đó mà việc xác định mục tiêu trong phong trào yêu nước ở nước ta không chỉ là đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc mà còn đánh đổ chế độ phong kiến phát triển văn hóa xã hội.
+ Thứ 3: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà lực lượng tham gia trong phong trào yêu nước ở nước ta hồi đầu TK XX đông đảo hơn bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Nếu chỉ có 1 xu hướng thì lực lượng tham gia đơn lẻ, hạn chế, chỉ 1 bộ phận tầng lớp trên trong xu hướng bạo động hoặc chỉ là nông dân như xu hướng cải cách. Chính nhờ có cả 2 xu hướng này mà lực lượng tham gia phong trào yêu nước đầu TK XX bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, kể cả tư sản dân tộc, tầng lớp học sinh, sinh viên đến địa chủ, nông dân…
+ Thứ 4: nhờ có 2 xu hướng bạo động và cải cách mà hình thức và phương pháp đấu tranh của nhân dân ta hồi đầu TK XX phong phú hơn với nhiều hình thức đấu tranh mới. Nếu như chỉ có 1 xu hướng thì hình thức đấu tranh đơn lẻ hoặc là cầu viện nước ngoài, cử người ra nước ngoài học hỏi cứu nguy cho tổ quốc hoặc là cải cách, canh tân phát triển xã hội. Chính nhờ có cả 2 xu hướng mà hình thức đấu tranh của nhân dân ta lúc này hết sức phong phú. Các hình thức đấu tranh phong phú đó cũng chính là những trải nghiệm, thử thách của lịch sử phản ánh sự tìm kiếm con đường cứu nước cho dân tộc ta.
=>Cả 2 xu hướng trên đã kết hợp với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau tạo nên 1 phong trào yêu nước hết sức sôi nổi ở nước ta hồi đầu TK XX. Sự thất bại của 2 xu hướng đó cũng là cơ sở thực tiễn hết sức sinh động mách bảo người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới đúng đắn cho dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
yếnn nhy
07/02/2022 18:03:12
+4đ tặng

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.

- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hướng cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.

- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Nội dung

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

 

Chủ trương

- Vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam.

- Đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước.

 

Phương pháp

- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước.

- Bạo động, ám sát.

- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.

- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.

₫ây nha vote mk 5 sao nha

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-tich-su-giong-va-khac-nhau-giua-c86a11397.html#ixzz7KCnETcgy

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo