Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình phong tục xin chữ,đi lễ đầu năm

Thuyết trình phong tục xin chữ,đi lễ đầu năm ( ko lấy bài mạng chỉ đc tham khảo thôi nha)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
102
0
0
Hoàng Thanh Thảo
07/02/2022 17:34:51
+5đ tặng

 Chùa là chốn thanh tịnh và yên bình. Với mong muốn gạt bỏ đi những muộn phiền năm cũ và mong muốn cuộc sống may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Vào đêm ngày 30 hoặc sáng sớm mùng 1 Tết, mọi người thường rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc cầu may. Đây trở thành nét đẹp trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.

Vào những ngày đầu tiên của năm mới, lượng người lên chùa đi lễ rất đông

Phong tục đi chùa đầu năm không chỉ đơn giản để cầu nguyện bình an cho bản thân và gia đình, mà còn để mỗi chúng ta hòa mình vào chốn tâm linh. Về nơi cửa phật, đứng giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng và thanh thản hơn. Việc đi lên chùa vào dịp đầu năm mới cũng là cách giúp mỗi người nhớ về cội nguồn.

Tục hái lộc, xin chữ khi đi chùa đầu năm

Khi thuyết minh về phong tục đi lễ chùa đầu năm chúng ta không thể không nhắc đến tục hái lộc đêm giao thừa và xin chữ ông đồ. Mỗi độ xuân về, chồi non trên cây cũng bắt đầu nhú lên thể hiện sức sống mãnh liệt. Cho nên, mọi người thường đến chùa vào đêm 30 và xin một nhánh cây đa, sung, si, cúc, mai, đào,…. Đem về nhà với mong muốn rước lộc vào nhà mình.

Theo quan niệm xưa, hái lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe

Ngoài hái lộc, trong phong tục lễ chùa đầu năm, người Việt còn có tục lệ xin chữ. Cảnh ông đồ bày mực tàu giấy đỏ, nắn nót từng nét chữ làm mọi người hay nhớ đến hình ảnh xưa cũ. Đây không chỉ là nét văn hóa thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức mà còn thể hiện mong muốn xin cho được con chữ lấy may mắn, tài lộc, phúc thọ.

Một số điều cần biết khi đi lễ chùa đầu năm

Cuộc sống hiện đại, nhiều người đã khiến phong tục đi lễ chùa đầu năm bị biến dạng. Để nét đẹp văn hóa này được diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi đi lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ. Không được mặc váy ngắn, quần cộc, hở hang gây phản cảm.
  • Không mang các đồ ở đình, chùa về đặt lên bàn thờ nhà mình. Vì lễ đã cúng rồi không thể cúng lại.
  • Sau khi qua cổng Tam quan vào chùa, nhớ đi vào cửa phía bên phải và đi ra bằng cửa phía bên trái.
  • Không chen lấn, gây ồn ào nơi chùa linh thiêng. Không lễ mặn và đốt vàng mã trong khu vực trong chùa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo