Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I. Sự thành lập
1. Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế III
Có hai điều kiện dẫn đến sự thành lập Quốc tế III.
Một là. sự phá sản của Quốc tế II làm cho phong trào công nhân bị chia rẽ về tổ chức, giai cấp công nhân không còn một tổ chức thống nhất để chỉ đạo phong trào. Quốc tế II phân liệt thành phái hữu, phái giữa, phái tả khiến cho trong nội bộ một số Đảng cũng có sự phân liệt như vậy.
Hai là, phong trào cách mạng thế giới phát triển thành cao trào mới do ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Năm 1918, đã xuất hiện một loạt các đảng cộng sản như Đảng Cộng sản Áchentina, Phần Lan, Áo, Hungari, Ba Lan, Đức. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu sự chiến thắng của giai cấp công nhân trực tiếp tạo điều kiện thúc đẩy việc thành lập Quốc tế Cộng sản.
2. Quá trình chuẩn bị thành lập Quốc tế III
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phái tả trong Quốc tế II tổ chức hai hội nghị quốc tế tại Dimmecvan (9-1915) và Kienta (4-1916), do vậy phái này được gọi là phái tả Dimmecvan. Họ “đã lên tiếng chống chiến tranh đế quốc đòi hòa bình, giành chủ nghĩa xã hội''. Phái tả Dimmecvan chủ trương đoạn tuyệt với Quốc tế II, đoàn kết các lực lượng cách mạng lại trong một tổ chức quốc tế mới. Đó là bước chuẩn bị cho sự ra đời của Quốc tế III, mặc dù còn nhiều hạn chế như không chấp nhận đường lối đấu tranh triệt để của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga: ''Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, làm thất bại các chính phủ trong chiến tranh''.
Ngày 1-1-1914, Đảng Bônsêvích Nga, dưới sự lãnh đạo của Lênin, ra tuyên ngôn: biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng'' và ''tuyên bố đoạn tuyệt với Quốc tế II''. Tại các cuộc hội nghị của những người xã hội quốc tế, Lênin đã tập hợp phái tả đề ra cương lĩnh riêng (thư trên). Phái tả gồm Đảng Bônsêvích Nga, đại biểu những người xã hội phái tả ở Đức, Bungari, Ba Lan, Lituyani, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan. Mặc dù trong phái tả Dimmecvan chỉ có Đảng Bônsêvích có lập trường đúng, nhưng phái này đã góp phần đoàn kết các chiến sĩ quốc tế chủ nghĩa trong phong trào công nhân. Cuối năm 1916, khi sa vào lập trường chủ nghĩa hòa bình tư sản của phe đa số Dimmecvan, Liên hiệp Dimmecvan đã kìm hãm việc mở rộng phong trào công nhân. Lênin đặt ra một cách rất kiên quyết vấn đề lập tức đoạn tuyệt với Liên hiệp Dimmecvan và thành lập Quốc tế III.
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Xã hội - Dân chủ Nga (4-1917), Lênin đề nghị Đảng Bônsêvích đảm nhận sứ mệnh lập Quốc tế cách mạng. Tháng 1-1918, Hội nghị đại biểu phái tả trong các Đảng xã hội – dân chủ họp ở Pêtơrôgrát thông qua nghị quyết về sự cần thiết lập Quốc tế mới, Hội nghị nêu rõ điều kiện tham gia Quốc tế mới là tán thành con đường đấu tranh chống Chính phủ tự sản nước mình; ủng hộ Cách mạng Tháng Mười và chính quyền Xô viết. Tháng 11-1919, Hội nghị các tổ chức và Đảng cộng sản (Nga, Ba Lan, Hungari, Đức, Áo, Lát via, Phần Lan và Liên hiệp cách mạng Ban căng) họp ở Mátxcơva dưới sự chỉ đạo của Lênin đã thông qua thư kêu gọi thành lập Quốc tế Cộng sản. Tháng 2-1919, Quốc tế II họp Hội nghị ở Bécnơ (Thụy Sĩ) tìm cách ngăn cản Quốc tế III thành lập nhưng không đạt kết quả. Yêu cầu thành lập tổ chức Quốc tế cách mạng trở thành nhiệm vụ cấp bách.
3. Đại hội thành lập quốc tế III
Đại hội thành lập Quốc tế III tổ chức ở Mátxcơva từ ngày 2 đến 6-3-1919, có 51 đại biểu thay mặt cho 30 nước tới dự. Ngoài đại biểu phương Tây còn có đại biểu các nước phương Đông: Triều Tiên, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, chứng tỏ Quốc tế III là tổ chức của giai cấp lao động của cả các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đại hội được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Lênin. Đề cương Về dân chủ tư sản và chuyên chính vô sản của Lênin đã được thông qua. Đề cương vạch trần bản chất giai cấp của dân chủ tư sản, giải thích ý nghĩa của chính quyền Xô viết - một hình thức chuyên chính vô sản. Lênin khẳng định: chỉ có nền dân chủ tư sản và dân chủ vô sản, không có nên dân chủ thứ ba. Dân chủ vô sản là nền dân chủ cao nhất, do vậy nhiệm vụ của Quốc tế III là phải xác lập được dân chủ vô sản.
Đại hội lần thứ I của Quốc tế Cộng sản III thông qua Cương lĩnh của Quốc tế Cộng sản, trong đó trình bày những nguyên lý quan trọng nhất của chủ nghĩa Lênin về chủ nghĩa đế quốc và lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa, xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp vô sản và phương pháp đấu tranh. Đại hội thông qua Tuyên ngôn của Quốc tế Cộng sản gửi những người vô sản trên thế giới. Lời kêu “gửi công nhân tất cả các nước'' và một số nghị quyết khác. Nguyên tắc tổ chức của Quốc tế Cộng sản là tập trung dân chủ. Một ban chấp hành được bầu ra gồm đại biểu cộng sản nhiều nước.
Sự thành lập Quốc tế Cộng sản cớ ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó góp phần đẩy nhanh sự hình thành các Đảng cộng sản ở nhiều nước, Quốc tế III ra đời đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa cơ hội - xét lại. Tất cả các đảng cách mạng chân chính đã đoàn kết dưới ngọn cờ Quốc tế III – trung tâm lãnh đạo của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà hạt nhân là Đảng Bônsêvích Nga và Lênin.
Trong thời gian tồn tại của mình, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 kỳ đại hội. Từ Đại hội I đến Đại hội IV do Lênin trực tiếp lãnh đạo. Đại hội V đến Đại hội VII do Xtalin lãnh đạo.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |