Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xin chào tất cả mọi người, mình là ..... Sau đây mình xin thuyết trình về một nhân vật dưới thời Lê Sơ mà em biết. Nhân vật mà em muốn kể với mọi người là vua Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông (1442-1497) húy là Lê Tư Thành. Ông là con trai thứ 4 của vua Lê Thái Tông và Quang Thục Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao. Từ nhỏ ông đã tỏ ra là người thông minh, sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Vì vậy ông được Thái hậu Nguyễn Thị Anh và vua Lê Nhân Tông hết mực yêu quý.
-Về kinh tế, ông đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Giảm nhẹ sưu thuế đỡ khổ cho dân, thực là vị vua anh minh lỗi lạc.
-Hành chính: Vua cho đặt ra 6 bộ và các cơ quan chuyên môn, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địa phương. Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.
-Quân sự: Lê Thánh Tông cũng tỏ ra là một nhà quân sự có tài, đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm củng cố, mở rộng sức mạnh quân đội Đại Việt. Ông cho đặt và bãi bỏ các chức quan, sửa sang võ vị, chống giặc ngoài, yên trong nước góp phần làm Đại Việt trở thành một cường quốc lúc bấy giờ.
-Luật pháp: vua Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Bộ luật gồm 6 quyển, 722 điều, và được sử dụng suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.
-Văn hóa: thời đại cai trị của Thánh Tông Hoàng Đế là thời cực thịnh của nho giáo, có rất nhiều vị quan tài giỏi ở triều của ông. Ông cho đặt các bia Tiến sĩ ghi tên người đỗ đạt cho đặt ở Văn Miếu. Các bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bắt đầu dựng vào thời đại của ông không chỉ có ý nghĩa về lĩnh vực giáo dục, mà chúng thực sự là các công trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc, lưu lại tới ngày nay trở thành di sản văn hóa thế giới.
-Xã hội, tôn giáo: ông cho nâng cao tư tưởng Nho Giáo, đề cao Khổng Tử, Đạo Giáo, Phật Giáo từ thời Lý, Trần không còn được ưa chuộng như trước nữa. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội thời bấy giờ.
-Giáo dục: Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông rất chú trọng việc mở mang giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, nhằm xây dựng và mở rộng một đội ngũ quan lại gốc bình dân thấm nhuần kinh điển Nho học, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của tầng lớp quý tộc, võ tướng trong triều. Triều đình thời ông có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học là những cơ quan chuyên phụ trách văn hóa – giáo dục trong nước. Ông còn cho sửa sang lại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cho con cháu hoàng tộc, quan lại, con dân nghèo nhưng học giỏi cũng được học. Trăm họ mừng vui.
-Tác phẩm nổi tiếng: Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh Uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh... tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
Thời gian trị vì của ông tuy chỉ có 37 năm nhưng đã phát triển đất nước về mọi mặt và trở thành bậc vua anh minh tài giỏi của Đại Việt vậy.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |