Nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:
Mùa xuân năm 40, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi đều căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.
Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, có lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược sâu sắc.
Để đền nợ nước, trả thù nhà Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.
2/ Diễn biến chính của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ hình 2:
Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ nổi dậy khởi nghĩa tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn). Tướng lĩnh khắp 65 thành trì đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa
Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa
Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ
Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh
3/ Khí thế của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tình thế của chính quyền đô hộ:
Khí thế hùng dũng, oai phong, mãnh liệt cùng lòng yêu nước, căm thù giặc sục sôi đã giúp Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công.
Tình thế quân đô hộ rơi vào cảnh thất bại, liên tục mất các căn cứ, bị chiếm trị sở. "Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn"
4/ Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử:
Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc.
Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.