Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tổng hợp các biện pháp tu từ đã được học trong chương trình lớp 7

Tổng hợp các biện pháp tu từ đã đc học trong chương trình lớp 7 ( nếu được ghi cả ghi nhớ các biện pháp tu từ đã học đó )
2 trả lời
Hỏi chi tiết
198
1
0
Trần Mạnh Tân
17/02/2022 14:22:23
+5đ tặng

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

  1. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

  1. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

  1. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

  1. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

  1. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:             Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

  1. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:         Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngân Nguyễn Thị
17/02/2022 14:21:36
+4đ tặng
1. Biện pháp chơi chữ

Chơi chữ là lợi dụng những hiện tượng đồng âm, đa nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị. Chơi chữ thường được dùng trong đời sống sinh hoạt, văn chương trào phúng, câu đố, câu đối.

Các lối chơi chữ thường gặp: Dùng từ đồng âm, dùng lối nói trại âm, dùng lối nói lái, dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
2. Biện pháp điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gây sự chú ý, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho người đọc. Từ đó, người ta phân chia làm 3 dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Học sinh cần lưu ý phân biệt giữa điệp ngữ và lỗi lặp từ do có sự giống nhau dễ bị nhầm lẫn.
3. Biện pháp liệt kê

Liệt kê là cách sắp đặt các từ ngữ hoặc các cụm từ cùng loại nhằm diễn đạt sâu sắc và đầy đủ hơn các khía cạnh. Liệt kê được chia làm 2 dạng: liệt kê cùng loại và liệt kê không cùng loại. Hoặc có thể chia liệt kê theo thứ tự và không theo trình tự. Biện pháp liệt kê thường được sử dụng trong các tác phẩm văn chương, chính luận, khoa học, được sắp xếp theo trình tự khách quan tùy thuộc vào mục đích của người viết.
Ngân Nguyễn Thị
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K