1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về hai câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Không thầy đố mày làm nên: nhấn mạnh vai trò của người thầy đối với sự thành công của học trò
Học thầy không tày học bạn: nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc học từ người bạn
→ Hai câu tục ngữ nói về hai khía cạnh khác nhau của việc học: học từ hai đối tượng khác nhau (bạn - thầy) chứ không hề mâu thuẫn.
b. Bàn luận
- Không thầy đố mày làm nên:
Người thầy có vai trò hết sức quan trọng (dạy dỗ, chỉ dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức…)
Tuy nhiên: người thầy không giữ vai trò tuyệt đối với sự thành công của một người, vì:
Sự thành công của một người còn tùy thuộc vào khả năng của chính họ, dù thầy tốt nhưng bản thân HS không cố gắng thì cũng vậy
1 số GV không xứng với danh (dạy dỗ không hết lòng, có những phẩm chất xấu…)
- Học thầy không tày học bạn:
Bạn bè thấu hiểu và gần gũi, dễ chia sẻ giải đáp các thắc mắc bằng ngôn ngữ tương ứng, giúp bài dễ hiểu hơn, dễ tiếp thu hơn
Có thể hỏi bạn bất kì lúc nào, linh động hơn hỏi thầy cô
Tuy nhiên: Trình độ của bạn bè không bao giờ bằng thầy cô giáo, nên lượng kiến thức có thể trả lời khá hạn hẹp
→ Mỗi câu nói đều có mặt đúng, và có mặt sai, không có câu nào là toàn diện.
c. Mở rộng vấn đề
Cần học hỏi từ nhiều nơi, nhiều nguồn một cách chọn lọc: vừa học thầy vừa học bạn
Không quá đề cao tuyệt đối việc học hỏi từ bên ngoài, mà còn cần kết hợp với việc tự học, tự rèn luyện bản thân
d. Liên hệ bản thân
Chăm chỉ học tập, học từ nhiều nơi, nhiều nguồn
Chủ động rèn luyện, trau dồi kiến thức cho bản thân chứ không chỉ lệ thuộc vào người khác
3. Kết bài
Đánh giá, suy nghĩ của em về hai câu tục ngữ trên.