Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cách làm đồ chơi (viết 1 bài văn nha, không chép mạng) đảm bảo điểm cao

thuyết minh về cách làm đồ chơi( viết 1 bài văn nha, ko chép mạng) đảm bảo điểm cao
5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.497
0
0
rén
20/02/2022 15:54:32
+5đ tặng

a, Nguyên liệu:

+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

b, Cách thực hiện

Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại

Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.

Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.

Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.

Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.

Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

Văn bản Phương pháp đọc nhanh trình bày:

a, Nêu vấn đề

– Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề.

+ Sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc đọc.

+ Trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ từ tri thức nhân loại.

b, Giải quyết vấn đề

Người viết trình bày theo vấn đề từ thấp đến cao:

+ Ở mức thấp có thể đọc thành tiếng

+ Ở mức cao có thể đọc thầm (đọc theo dòng và theo ý)

+ Đọc lướt từ trên xuống dưới

+ Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý

+ Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ thông tin chủ yếu của một trang sách, cuốn sách

+ Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí

c, Kết luận

– Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông, Mac-xim Goroki, Ban-zắc

– Nêu ra gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh.

Các số liệu đưa ra trong bài với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi nói tới phương pháp đọc nhanh.

 

GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

Trả lời câu hỏi (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo …) người ta thường nêu những nội dung sau:

+ Nguyên vật liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

– Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
QPhuoc
20/02/2022 15:54:52
+4đ tặng

Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò chơi gắn liền đối với chúng ta đó là trò chơi thả diều.

Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng ni lon. Nhưng được ưa chuộng nhất là ni lon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người chơi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liệu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mây thật thú vị biết nhường nào.

Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.

Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây cối hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.

Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.

Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, ni lon nên dây leo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.

Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim và một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.

4
0
Đế Vương
20/02/2022 15:55:14
+3đ tặng

Từ bao đời nay, Việt Nam đã nổi tiếng với khá nhiều những trò chơi dân gian. Ở thời buổi công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng như bây giờ thì có lẽ những thú vui trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng là rất quan trọng. Một trong số những thú vui ấy phải nói đến trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian mà ông cha ta đã để lại bao đời nay. Đó là một thú vui tao nhã, một trò chơi làm con người ta xua tan đi bao mệt nhọc. Nhưng hầu hết trò chơi này chỉ còn thịnh hành ở một số vùng quê. Bây giờ khi xã hội đang phát triển các trò chơi xuất hiện hàng loạt. Các món đồ chơi hiện đại có thể đã thay thế những chiếc diều thả. Hay các loại diều với đủ kiểu dáng, màu sắc có đầy trên thị trường. Nhân đây tôi muốn giới thiệu về cách làm một con diều giấy đơn giản.

Diều có thể làm bằng vải, giấy, nilon,…Nhưng tôi muốn giới thiệu cho các bạn cách làm một con diều giấy quen thuộc và dễ làm nhất đối với học sinh chúng ta. Các dụng cụ để làm một con diều dấy gồm: 2 thanh tre dài 40-50cm, 6 tờ dấy khổ 30.30cm, kéo, keo, băng dính, dây, dao. Vậy là khâu chẩn bị xem như xong.

Bắt tay vào làm, trước hết ta dùng dao vuốt 2 nan tre tròn, kích thước phải nhỏ, nhẹ nhưng phải dẻo dai tránh bị gẫy. Lấy 1 tờ giấy rồi đặt 2 nan tre vào mặt tờ giấy tạo thành hình chữ ''x'' đối xứng với các đầu. Sau đó cắt phần còn thừa của thanh nan. Dùng băng dính dán 2 thanh nan vào con diều sao cho chắc chắn. Lấy 5 tờ giấy còn lại cắt thành những mảnh nhỏ có chiều dài 30cm, chiều rộng 5cm. Dính những mảnh giấy nhỏ lại với nhau thành 3 dây dài sao cho 2 dây bằng nhau khoảng 50cm và 1 dây dài 80cm. Vậy là chúng ta đã làm xong đuôi diều. Tiếp theo ta đặt diều thành hình thoi rồi dán đuôi vào. Sao cho 2 đuôi nhắn dán, dán vào 2 góc bên của hình thoi, dây dài nhất dán vào góc dưới. Lấy 1 đoạn dây dài chừng 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc 2 đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Tôi đã giới thiệu cách làm diều xong.

Nhưng các bạn nên nhớ làm diều phải cân nếu không diều sẽ bay không thăng bằng. Khi làm xong phải chỉnh diều và kiểm tra để tránh những sự cố đáng tiếc. Diều làm bằng giấy nên rất dễ rách chúng ta phải cẩn thận khi thả. Tránh để diều ở những nơi ẩm ướt. Khi chơi xong phải cuộn dây cẩn thận nếu không lần sau chơi diều sẽ dễ bị rối.

Tôi đã giới thiệu xong cách làm diều. Nếu ai chưa biết hoặc chưa từng chơi diều thì hãy thử khám phá. Đó là 1 thú vị mà ông cha ta để lại. Nó sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi. Hãy giữ cho mình một chút gì đó rất Việt trong mỗi con người Việt Nam

2
1
quý võ
20/02/2022 15:55:33
+2đ tặng

a, Nguyên liệu:

+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

b, Cách thực hiện

Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại

Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.

Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.

Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.

Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.

Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

Văn bản Phương pháp đọc nhanh trình bày:

a, Nêu vấn đề

– Khẳng định vai trò của việc đọc bằng việc nêu phản đề.

+ Sự phát triển của công nghệ thông tin máy móc không thể thay thế được việc đọc.

+ Trình bày mâu thuẫn giữa việc đọc của con người với lượng thông tin khổng lồ từ tri thức nhân loại.

b, Giải quyết vấn đề

Người viết trình bày theo vấn đề từ thấp đến cao:

+ Ở mức thấp có thể đọc thành tiếng

+ Ở mức cao có thể đọc thầm (đọc theo dòng và theo ý)

+ Đọc lướt từ trên xuống dưới

+ Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý

+ Trong một thời gian ngắn, có thể thu nhận đầy đủ thông tin chủ yếu của một trang sách, cuốn sách

+ Ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí

c, Kết luận

– Những tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông, Mac-xim Goroki, Ban-zắc

– Nêu ra gương các nước tiên tiến như Nga, Mỹ mở ra các lớp dạy đọc nhanh.

Các số liệu đưa ra trong bài với độ chênh lệch rất cao có sức thuyết phục lớn khi nói tới phương pháp đọc nhanh.

 

GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

Trả lời câu hỏi (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo …) người ta thường nêu những nội dung sau:

+ Nguyên vật liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

– Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn

1
1
Thôi Thôi
20/02/2022 16:09:22
+1đ tặng

Thôi Thôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

bn ơi.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo