Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về một buổi lễ trung thu ở tiểu học ( ngắn nhất, ngữ văn lớp 6 )

viết bài văn thuyết minh về một buổi lễ trung thu ở tiểu học ( ngắn nhất, ngữ văn lớp 6 )
3 trả lời
Hỏi chi tiết
120
0
1
Wakasa Imaushi
20/02/2022 18:36:26
+5đ tặng

Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm. Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Trong đêm trung thu thường có các lễ hội và như: rước đèn, múa lân. Nếu như ngoài Bắc gọi là múa sư tử thì trong Nam lại gọi là múa lân. Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Thông thường một mâm cỗ trung thu sẽ bao gồm như sau: kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nhau và đặc biệt thứ không thiếu được là bánh trung thu. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Trung thu là dịp để trẻ em được vui chơi và cũng là dịp để con cháu báo hiếu với cha mẹ. Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Sửa soạn mọi thứ như: cỗ đèn muôn màu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh Trung Thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai… và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Bên cạnh đó còn có các hoạt động như: Hát trống quân-Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Những câu hát vẫn (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có phong tục này. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.

Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân. Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các nhà tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Chúng ta cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mai kì
20/02/2022 18:37:10
+4đ tặng

Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân.... Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.

 

Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

 

Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

 

Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

 

Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

Nick and You
cậu ngắn hơn cái trên nhưng vẫn dài quá
mai kì
Đêm Trung thu, làng quê em trở nên thật đẹp đẽ. Màn đêm bao trùm khắp mọi vật. Trên bầu trời, ánh trăng chiếu sáng xuống mọi vật. Trẻ con trong xóm háo hức đi rước đèn. Bảy giờ tối, em cùng chị ra nhà văn hóa xem múa lân do các anh chị đoàn viên thanh niên biểu diễn. Những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Mỗi bạn nhỏ đều có một chiếc đèn lồng ông sao, hoặc một chiếc mặt nạ. Không khí thật sôi nổi, vui vẻ. Tất cả chúng em đều thích nhất là phần phá cỗ. Nào hoa quả, bánh kẹo, đồ uống thật là hấp dẫn. Em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc
0
0
Kyogoku Makoto
28/04/2022 20:26:07

Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

 

Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

 

Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

 

Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo