Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn bài tiếng nói của văn nghệ

soạn văn bài tiếng nói của văn nghệ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
94
1
0
12345
21/02/2022 18:57:39
+5đ tặng

âu 1 (trang 17 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bài viết có bố cục chặt chẽ với hệ thống luận điểm sau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.

- Nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.

Câu 2 (trang 17 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ :

- Là nơi gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với những vấn đề trong cuộc sống

- Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức người đọc, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

- Phản ánh thực tại cuộc sống xã hội đương thời

Câu 3 (trang 17 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Con người cần tiếng nói văn nghệ vì

- Văn nghệ có sức mạnh to lớn trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống con người

- Văn nghệ làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú và đầy đủ những thất tình lục dục

- Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống vất vả của con người thêm tươi mát, giàu ý nghĩa, tiếp thêm niềm tin, động lực cho con người

- Văn nghệ giúp con người tự nhận thức, tự xây dựng nhân cách và cách sống của bản thân sao cho phù hợp với đạo đức xã hội

Câu 4 (trang 17 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Con đường văn nghệ đến với người đọc :

Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệ thuật hóa, nên nó vừa cụ thể vừa sinh động, lắng sâu và kín đáo không lộ liễu, khô khan, áp đặt, mệnh lệnh. Do đó, để tiếp cận được văn nghệ, chúng ta cần đọc cái ý tại ngôn ngoại, cái ngân nga ngoài lời, cái ẩn giấu qua từng con chữ, cái khoảng trống giữa những dòng thơ. Có như vậy, chúng ta mới hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Câu 5 (trang 17 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Đặc sắc nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.

- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về đời sống thực tế.

- Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lụt
21/02/2022 18:57:51
+4đ tặng

- Phần 1 (từ đầu ...cách sống của tâm hồn) : Nội dung tiếng nói của văn nghệ.
- Phần 2 (còn lại) : Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người.
Câu1
Bài viết có bố cục khá chặt chẽ với hệ thống luận điểm mạch lạc :
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn con người và cuộc sống.
- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn kỳ diệu.
Câu2
Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ :
+ Phản ánh thực tại xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm người nghệ sĩ gói vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ.
+ Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức người đọc như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng...làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.

1
0
Ngô Bích Khuê
21/02/2022 19:29:35
+3đ tặng
I. Tác giả

- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003), quê ở Hà Nội.
- Sau Cách mạng, ông là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản thành lập từ năm 1943.
- Từ 1958 đến 1989, Nguyễn Đình Thi giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
- Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
- Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi khá phong phú, đa dạng gồm có: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch…
- Năm 1996, Nguyễn Đình Thi được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Truyện, văn xuôi: Xung kích (1951), Bên bờ sông Lô (tập truyện ngắn, 1957), Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)...
  • Tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964).
  • Thơ: Người chiến sĩ (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Đất nước (1948 - 1955)...
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề về văn học” (xuất bản 1956).
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
  • Phần 1. Từ đầu đến “ một cách sống của tâm hồn ”. Nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm ”. Sự cần thiết của văn nghệ.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “ mắt không rời trang giấy ”. Sự cảm hóa của văn nghệ.
  • Phần 4. Còn lại: Sức mạnh của văn nghệ.
3. Tóm tắt
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực cuộc sống qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu giữa người nghệ sĩ và bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×