Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tư liệu Than Uyên là vùng đất cổ thuộc văn hoá Hoà Bình cách ngày nay từ 8.000 năm đến một vạn năm

Môn: Lịch sử

1. Tư liệu

Than Uyên là vùng đất cổ thuộc văn hoá Hoà Bình cách ngày nay từ 8.000 năm đến một vạn năm. Nhiều dấu tích về khảo cổ học phát hiện một số hiện vật đồng thau như: Rừu, lưỡi xéo, trống thuộc Văn hoá Đông Sơn thời vua Hùng dựng nước. Điều đó đã minh chứng cư dân có mặt ở vùng đất nơi đây khá sớm. Vùng đất Than Uyên vốn thuộc châu Đăng từ thời Lý, sang thời Trần, Hồ đến Lễ - Nguyễn đổi gọi là châu Chiêu Tấn, thuộc phủ Yên Tây của thừa tuyên Hưng Hoá. Đến thời nhà Nguyễn, đời Tự Đức năm thứ tư 1851, lỵ sở châu Chiêu Tấn đặt ở vùng đất Than Uyên ngày nay.

          Châu Than Uyên là địa danh do Thực dân Pháp đặt cách đây 110 năm về trước (28/06/1909 - 28/06/2019). Lúc đó Châu Than Uyên bao gồm: Than Uyên, Tân Uyên và Mù Cang Chải ngày nay) thuộc tỉnh Lai Châu. Khi mới thành lập Châu Than Uyên có khoảng 5000 người, đông nhất là người Thái, người Hmông, người Kháng…

            Than Uyên cũng như vùng khác ở Tây Bắc trở thành Châu thuộc địa của Thực dân Pháp, Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc Than Uyên dưới thời cai trị của bọn Thực dân Pháp vô cùng cực khổ, họ không được coi là con người, quyền tối thiểu nhất của con người họ cũng không được hưởng, đời sống tăm tối, lao khổ ấy tưởng chừng như không có đường ra.

            Người Than Uyên khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn đến với mình và điều đó đã trở thành hiện thực. Đó là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, điều kiện để có sự phát triển toàn diện của mỗi người; Niềm vui, niềm tự hào của người dân Than Uyên khi có Đảng, có Bác Hồ dẫn lối, chỉ đường: Ngày 7/8/1948, Tỉnh Uỷ Yên Bái thành lập Ban cán sự Đảng Than Uyên. Đây là điểm mốc quan trọng đối với nhân dân các dân tộc Than Uyên. Từ đây phong trào cách mạng ở Than Uyên chính thức có Ban cán sự Đảng tại địa phương trực tiếp lãnh đạo, hoà vào dòng thác cách mạng trong cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày 15/10/1952, Than Uyên được giải phóng hoàn toàn khỏi Thực dân Pháp, thắng lợi vĩ đại này khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo, kịp thời tổ chức, chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương mau chóng giành thắng lợi của huyện uỷ Than Uyên dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Tháng 7/1954 Than Uyên đã giải quyết cơ bản nạn phỉ trên địa bàn. Thành tích tiễu phỉ xuất sắc của quân và dân Than Uyên khẳng định sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Huyện Uỷ trong việc tuyên truyền, giác ngộ, phối hợp khéo léo giữa các lực lượng để "Gọi dân về làng, gọi phỉ ra hàng". Dù là huyện vùng cao, kinh tế rất khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc Than Uyên đã tích cực thực hiện các phong trào cách mạng, tích cực đóng góp sức người, sức của chi viện cho cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp mau chóng đi đến thắng lợi, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu "của dân tộc Việt Nam 1954.

2. Câu hỏi tìm hiểu

Câu 1: Than Uyên là vùng đất như thế nào?

Câu 2: Nêu những nét chính về Châu Than Uyên.

Câu 3: Than Uyên được giải phóng khỏi Thực dân Pháp vào thời gian nào? Sau khi được giải phóng, phong trào cách mạng ở Than Uyên diễn ra như thế nào? Hằng năm huyện Than Uyên có những hoạt động gì để kỉ niệm ngày này?

 

Môn: Địa lí

 

Tự tìm hiểu các nội dung sau để báo cáo trước lớp:

1. Dân số Than Uyên

2. Số lượng và tên các dân tộc sinh sống tại Than Uyên

3. Các ngành kinh tế chính tại huyện Than Uyên

4. Kể tên các làng nghề, các sản phẩm của các ngành kinh tế ở Than Uyên mà em biết.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
249
1
0
nminnhhh
26/02/2022 09:58:23
+5đ tặng
Năm 2018, dân số Than Uyên là 66.979 người, mật độ dân số bình quân là: 76 người/km². Dân cư tập trung đông ở các khu trung tâm xã và ven các xã trục giao thông chính (đường quốc lộ 32, quốc lộ 279, liên huyện, liên xã). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 22,5‰, cao hơn so với mức bình quân của tỉnh (tỉnh 21,19‰). Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 dân tộc sống xen lẫn. Một số dân tộc chiếm tỷ lệ lớn như Thái (71,8%), Kinh (14,72%), Mông (11,15%), Khơ Mú (1,9%), Dao (0,6%) và các dân tộc khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hoanganh
26/02/2022 19:28:40
+4đ tặng

Huyện Than Uyên là một vùng đất cổ có người cư trú từ lâu đời. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hiện vật khảo cổ khẳng định sự tồn tại của loài người trên mảnh đất này từ thời nguyên thủy (thuộc văn hóa Hòa Bình cách đây từ 8000 năm đến 1 vạn năm). Như vậy ta thấy rõ rằng Than Uyên là một mảnh đất giàu giá trị lịch sử và văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm lao động sản xuất, xây dựng và phát triển, người dân trên mảnh đất Than Uyên đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cộng đồng dân cư các dân tộc Tây Bắc Việt Nam, cùng xây dựng và chiến đấu bảo vệ mảnh đất quê hương mình.Huyện Than Uyên ngày hôm nay (Nguồn: HPH cung cấp)
 
Than Uyên là vùng đất có chiều cao so với mực nước biển khoảng 500m đến 1800m, là vùng thung lũng lòng chảo, có hai dãy núi chạy song song - phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn và phía tây là dải đồi núi thấp thuộc dãy Pu Sam Cáp - nằm giữa hai dãy núi là cánh đồng Mường Than. Ngoài ra, trong lòng Than Uyên, giữa cánh đồng hoặc các vùng đồi núi thấp, ven các sông suối còn có rất nhiều dãy núi đá vôi. Đó là nơi lưu dấu tích loài người thời tiền sử. Hang núi Thẩm Đán Chiể ở Mường Kim đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vì ở đây đã phát hiện được các di tích hóa thạch của người tối cổ. Bên cạnh đó, các hang Thẩm Póong, Thẩm Nánh ở Ta Gia, hang Che Bó ở Phúc Than đều là những hang rộng, có cả hang khô và hang nước, phù hợp với cuộc sống của loài người thuở sơ khai rất cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu. 

Một góc của thũng lũng Than Uyên
 Vẻ đẹp tự nhiên tại Hồ Noong Thăng (Phúc Than - Than Uyên) và Tà Hừa (Than Uyên)
 
Cảnh quan thiên nhiên của Than Uyên so với các huyện miền núi thì có nhiều điểm thực sự khác biệt. Than Uyên là vùng đất kiểu thung lũng bồn địa dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, có vùng đồng bằng thấp và vùng núi cao. Khí hậu có hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô rõ rệt, tuy nhiên trong từng thời điểm giao mùa thì cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân và mùa thu ở đây cũng đẹp không kém xứ sở nào. Mùa xuân, Than Uyên như bừng lên sức sống mới, tươi tắn với  những loài hoa như hoa ban, hoa đào, hoa mận rực rỡ, những vườn cây, núi đồi trải một màu xanh non của lộc biếc. Vào mùa thu, Than Uyên dịu dàng với mặt nước hồ xanh biếc lăn tăn gợn sóng, những hàng cây lác đác lá vàng và những đồi cỏ ngả màu vàng xanh, những rừng thông xanh đậm như chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa đông rét mướt.  
 

Cánh đồng Mường Than - cánh đồng lớn thứ 3 của Tây Bắc,
vựa lúa của tỉnh Lai Châu (Nguồn: HPH cung cấp)

Hiện nay, Than Uyên là một điểm đến hấp dẫn của du khách và phượt thủ yêu vẻ đẹp mộc mạc của cảnh quan tự nhiên miền núi. Nói đến Than Uyên bây giờ là nói đến cánh đồng Mường Than rộng thứ ba miền Tây Bắc - “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” mà. Mùa nào cánh đồng ở Than Uyên cũng đẹp. Từ mùa ruộng đổ nước vụ chiêm tháng giêng, vụ mùa tháng bảy đến các tầm lúa thì con gái và mùa lúa chín. Mỗi mùa, cánh đồng Than Uyên lại đẹp một vẻ rất riêng. Đi từ Mường Kim đến Mường Cang, Hua Nà là những cánh đồng nhỏ ven suối hay tới cánh đồng Mường Than, Phúc Than là những cánh đồng rộng bát ngát chạy đến chân núi, mỗi cánh đồng lại mang đến cho du khách một cảm nhận khác nhau. Nếu bạn qua Than Uyên vào tầm mùa lúa trổ đòng và mùa lúa chín thì hương lúa vùng này chắc chắn sẽ làm say lòng bất kỳ khách lãng du khó tính nào.
           

Vẻ đẹp hoang sơ trên hồ thủy điện Huội Quảng - Bản Chát (Nguồn: HPH cung cấp)


Làng cá Thẩm Phé - Khu du lịch cộng đồng
và thưởng thức ẩm thực dân tộc Tây Bắc (Nguồn: HPH cung cấp)

 
Bây giờ, Than Uyên còn có thêm 2 hồ thủy điện lớn là Bản Chát và Huổi Quảng (Huổi: trong tiếng Thái là khe nước) do chặn sông Nậm Mu mà thành hồ. Diện tích mặt hồ Bản Chát rất lớn, mặt hồ Huổi Quảng thì hẹp và dài. Xung quanh hồ là rừng cây tự nhiên, rừng cao su và bản làng của người Thái, người Khơ mú. Những quả núi, ngọn đồi trước kia cao chót vót giờ chìm sâu trong làn nước biếc thành những đảo nhỏ lúp xúp trên mặt hồ. Bạn có thể chèo thuyền quanh hồ, nhưng sẽ rất lâu đấy. Hoặc bạn thuê thuyền máy để dạo chơi trên mặt hồ xanh, rẽ về hướng đầu nguồn Nậm Mu thì lên Tà Mít, rẽ lên đầu nguồn Mậm Mít thì vào Mường Mít, có thể xuôi về Pha Mu, Tà Hừa, Ta Gia, Khoen On để đến với những bến sông yên bình. Tôi chắc chắn là theo hướng nào bạn cũng sẽ thấy thú vị với vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống bình dị của các bản làng dưới chân rừng với những nét đẹp nguyên sơ. 

Những sắc màu dân tộc trong ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc
huyện Than Uyên (Ngày 2/9 hằng năm) (Nguồn: HPH cung cấp)

 
Bạn thắc mắc: cảnh Than Uyên như vậy còn người Than Uyên thế nào? Than Uyên có khoảng 10 dân tộc khác nhau cùng cư trú từ lâu đời. Đa số là người Thái, người Mông, người Kh’mú và một bộ phận người Dao. Vùng sinh sống của các dân tộc khác nhau nên tập quán sinh hoạt và văn hóa cũng khác nhau, hình thành nên một Than Uyên với những sắc màu văn hóa phong phú và đa dạng. Khoảng từ năm 1965-1970, Đảng có chính sách đưa nhân dân miền xuôi đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới thì bà con người Kinh mới có mặt tại vùng đất này, họ góp thêm cho Than Uyên những nét văn hóa riêng của các vùng đất Thái Bình, Nam Định, Hà Tây,... làm cho bức tranh văn hóa các dân tộc Than Uyên càng thêm rực rỡ.

Những cô gái Thái bên những món ăn mang đặc trưng ẩm thực dân tộc miền Tây Bắc (Nguồn: HPH cung cấp)
 
Nói đến văn hóa của Than Uyên thì phải nói đến ẩm thực bởi ẩm thực là một nét đẹp độc đáo của vùng đất này. Nếu bạn đến đây mà chưa từng ăn cá nướng (cá sông Nậm Mu) – món “pa pỉn tộp”, chưa từng ăn một nắm xôi “khẩu hốc” (một loại gạo nếp ngon đặc biệt), chưa ăn cơm gạo “séng cù” thơm dẻo thì như chưa từng đến Than Uyên. Tới Than Uyên bạn hãy ghé một quán nhà sàn hoặc đến nhà một ngưới bạn trong bản người Thái, bạn sẽ được thưởng thức hương vị Than Uyên trong tất cả món ăn. Người Thái nấu ăn rất cầu kì và quan tâm đến gia vị. Món ăn của họ đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt "mắc khén" (một dạng hạt tiêu rừng nhưng cay và nồng, vị ấm hơn nhiều), ớt, tỏi, gừng, muối...  Những món ăn độc đáo của người Thái như món “cáy pỉng” (gà nướng) món “mọ” (gà hầm tấm gạo và gia vị), món “nhứa giảng” (thịt trâu hun khói) “khảu lam” (cơm lam), “nhứa mù khủa” (thịt lợn hấp), ...kể cả món rau nộm cũng được làm rất công phu khiến người ăn nhớ mãi không quên. Từng món ăn như chứa đựng cả tấm lòng của người Thái gửi gắm vào đó. 

Cuộc thi giã bánh dầy đang diễn ra hết sức hào hứng (Nguồn: HPH cung cấp)
 
Ngoài ẩm thực của người Thái thì món bánh dày của người Mông cũng mang hương vị rất đặc biệt. Nó được làm từ xôi nếp vừa đồ xong còn nóng hổi, họ đổ ra máng gỗ và dùng chày giã liên tục cho đến khi xôi nát như bột nhuyễn quyện vào nhau, giã đến khi không còn dính chày nữa thì họ nặn thành những chiếc bánh tròn lớn, đặt trên lá dong xanh, rắc thêm chút vừng, chút đỗ xanh giã nhỏ. Nhìn chiếc bánh trắng tinh lấm tấm đỗ vừng, hấp dẫn vô cùng. Đặc biệt khi bánh dày khô, cứng lại, phải dùng dao chặt từng miếng nhỏ, bỏ chảo mỡ nóng rán giòn, thơm và ngậy lắm...Trò chơi ném còn và tó má lẹ được nhân dân rất yêu thích 
 
Văn hóa Than Uyên cũng có những nét riêng về tâm linh. Người dân các dân tộc ở đây đều thờ cúng thần linh, tổ tiên... Bởi xứ Thái được lập nên từ lâu đời trên mảnh đất này nên các lễ hội của họ cũng mang màu sắc riêng và trở thành lễ hội chính của người Than Uyên. Người dân tộc Thái Than Uyên thờ tổ tiên, thờ thần núi, thần sông, tôn kính trời đất...Một năm có nhiều lễ hội nhưng quan trọng nhất là lễ Then Kin Pang (tạ ơn các đấng thần linh trên mường trời), mở vào tháng 3 âm lịch, ở lễ hội, đầu tiên họ làm lễ cúng, các ông then cúng cầu an, cầu mưa thuận gió hòa, cầu ngô lúa tươi tốt, trâu bò gà lợn đầy chuồng, cầu xong thì bà con múa hát những bài ca thể hiện tình yêu bản làng quê hương, ca ngợi tình yêu đôi lứa ...và các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn, tó má lẹ...Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) sau tết Nguyên đán cũng là một nghi lễ quan trọng trong nông nghiệp, mở đầu một năm, một mùa sản xuất mới, cầu cho mùa màng bộ thu, bản làng yên vui, lễ hội này thường được mở trong 3 ngày. Bên cạnh các lễ hội trên thì Hội Xòe chiêng được thanh niên mong chờ nhiều nhất. Lễ hội này cũng được tổ chức vào mùa xuân, ngay trong dịp Tết Nguyên đán, thường mở từ mồng 5-6 đến trước rằm tháng giêng, tùy từng bản, từng mường mà chọn ngày mở hội xòe chiêng. Hội xòe chiêng thường được mở trên các bãi đất rộng đầu bản. Họ chọn một cây tre dài 7m-8m làm cột và buộc trên cột đó một vòng tròn bằng tre, vòng tròn được dán kín bằng giấy màu, ở giữa thường dán màu đỏ hình mặt trời, họ chôn cột đó giữa bãi đất - đó chính là cột còn. Xung quanh đó, họ sẽ sắp xếp vị trí để treo chiêng, treo trống và bố trí các khu vực chơi các trò chơi dân gian. Khi các hồi trống nổi lên giòn giã, các hồi chiêng ngân nga là lúc trống chiêng giục bước chân trẻ con người lớn, trẻ già trai gái tấp nập về với hội xòe chiêng. Đầu tiên là ném còn, các chàng trai cô gái đến hội xòe với quả còn làm bằng vải màu, (bên trong có hạt bông, cát trộn lẫn cho nặng, để dễ ném), quả còn có cái đuôi bằng vải rất dài để cầm và được trang trí nhiều tua rua xanh đỏ đẹp mắt. Từ các phía, các nam thanh nữ tú ra sức quay những quả còn với những vòng dài và khỏe sau đó tung lên hướng thẳng đến vòng tròn trên cột còn, ai ném thủng vòng tròn sớm nhất sẽ được tặng một món quà của bản. Nhưng họ không chỉ đến chơi cho vui, các chàng trai cô gái đến ném còn bởi vì ở đây họ sẽ nhận ra ai khéo tay (làm quả còn đẹp), ai tinh mắt, ai mạnh khỏe (ném còn giỏi) để làm quen và bắt mối lương duyên. Sau khi ném còn, mọi người sẽ cùng nắm tay hòa vào nhịp trống chiêng rộn rã, nhịp đều chân trong các điệu xòe quen thuộc. Người trẻ người già cùng xòe. Tình người của bản làng lúc này mới thật gắn bó và ấm áp biết bao. Quanh vòng xòe, các trò chơi dân gian diễn ra rất vui vẻ và hào hứng...Ai đã một lần tham dự hội xòe chiêng ở đây hẳn không bao giờ quên được nét mộc mạc đầm ấm của xứ sở này.

Các thầy cúng đang thực hiện nghi lễ cúng trong Lễ hội Lùng Tùng (Lễ hội xuống đồng)
 
Tháng 7 sắp đến rồi, Than Uyên đến mùa đổ nước ruộng vụ mùa, những cánh đồng sẽ đầy ăm ắp nước, sáng long lanh dưới ánh nắng mặt trời. Tháng 9 cũng sắp đến, mùa thu Than Uyên thật êm đềm và trong trẻo. Tháng 11 – 12, những cánh đồng, những vạt nương lại vàng ruộm lúa chín. Và mùa xuân tới, Hội Xòe chiêng, Lễ hội Lồng tồng, Lễ hội Then Kin Pang lại mở, ...có rất nhiều vẻ đẹp của Than Uyên vẫn đợi bạn đến trải nghiệm và khám phá. Một mảnh đất có cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, giàu giá trị văn hóa, lịch sử như vậy, có lẽ nào bạn không muốn ghé thăm?
0
0
Hương Đỗ
01/03/2022 14:21:16
Lịch sử
Câu 1: Than Uyên là vùng đất như thế nào?
Than Uyên là vùng đất cổ thuộc văn hoá Hoà Bình
Câu 2: Nêu những nét chính về Châu Than Uyên.
 Châu Than Uyên là địa danh do Thực dân Pháp đặt cách đây 110 năm về trước (28/06/1909 - 28/06/2019). Lúc đó Châu Than Uyên bao gồm: Than Uyên, Tân Uyên và Mù Cang Chải ngày nay) thuộc tỉnh Lai Châu. Khi mới thành lập Châu Than Uyên có khoảng 5000 người, đông nhất là người Thái, người Hmông, người Kháng…
Câu 3: Than Uyên được giải phóng khỏi Thực dân Pháp vào thời gian nào? Sau khi được giải phóng, phong trào cách mạng ở Than Uyên diễn ra như thế nào? Hằng năm huyện Than Uyên có những hoạt động gì để kỉ niệm ngày này?
Ngày 15/10/1952, Than Uyên được giải phóng hoàn toàn khỏi Thực dân Pháp, thắng lợi vĩ đại này khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo, kịp thời tổ chức, chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương mau chóng giành thắng lợi của huyện uỷ Than Uyên dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.Tháng 7/1954 Than Uyên đã giải quyết cơ bản nạn phỉ trên địa bàn
 Dù là huyện vùng cao, kinh tế rất khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc Than Uyên đã tích cực thực hiện các phong trào cách mạng, tích cực đóng góp sức người, sức của chi viện cho cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp mau chóng đi đến thắng lợi, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu "của dân tộc Việt Nam 1954.
Địa lí
câu 1  Dân số Than Uyên là bao nhiêu ?
Khi mới thành lập Châu Than Uyên có khoảng 5000
câu 2 Số lượng và tên các dân tộc sinh sống tại Than Uyên
đông nhất là người Thái, người Hmông, người Kháng00 người,…
câu 3. Các ngành kinh tế chính tại huyện Than Uyên
Các ngành kinh tế chính tại huyện Than Uyên rất nghèo khó .
câu 4 Kể tên các làng nghề, các sản phẩm của các ngành kinh tế ở Than Uyên mà em biết.
 Lúc đó Châu Than Uyên bao gồm: Than Uyên, Tân Uyên và Mù Cang Chải ngày nay) thuộc tỉnh Lai Châu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo