Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh / chị hãy dựa vào nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt - Kim Lân )

  1. Anh/chị hãy dựa vào nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt- Kim Lân),để bình luận ý kiến sau: Trong tác phẩm văn học, có nhiều trường hợp, nhân vật phụ lại hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác phẩm.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
494
2
0
Bùi Khắc Trí
01/03/2022 09:04:32
+5đ tặng

Làm nên một tác phẩm, nhà văn phải có trách nhiệm là bật nên giá trị hiện thực thông qua nhân vật và cốt truyện của mình. Qua đó, đem đến cho độc giả những cái nhìn, xúc cảm đặc biệt cảm thông cho thời đại lúc bấy giờ. Và Kim Lân, một cây viết chuyên về truyện ngắn, về người nông dân, người tri thức nghèo trong xã hội phong kiến, đã làm được điều đấy. Nếu người ta nhắc về nạn đói, chỉ nhắc về một hiện thực đầy phũ phàng của xã hội lúc đấy, chỉ nhắc về cái chết đói, chết rét của nhân dân, nhưng Kim Lân lại khác. Ông viết về những con người mà “dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Trong đó, “Vợ Nhặt” đã thể hiện rõ ràng quan niệm văn chương ấy. Mà tất cả đã được cô đọng trong văn phong và nhân vật Thị của tác phẩm.

Người phụ nữ Việt Nam trong văn học mỗi khi được nhắc đến sẽ rất mong manh, rất yếu đuối vì chịu một sự hà hiếp, sự áp bức của xã hội. Thị, một người đàn bà không tên, không tuổi mà Kim Lân chỉ nhắc tới bằng những đại từ phiếm chỉ. Không rõ ràng và đầy mơ hồ, cũng như số phận của Thị, người đàn bà “nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm”. Thị là bất kì người đàn bà nghèo khổ nào đấy ngoài kia đang bị cái đói, cái khổ bủa vây. Nhắc tới thị bằng hai tiếng “vợ nhặt” sao mà thê lương tới thế. “Vợ” không được cưới hỏi, không được đưa rước về nhà chồng mà là “nhặt” về, lượm về cũng như một món hàng bị rẻ rúng. Kim Lân dường như đã cho thấy giá trị bần cùng, thấp kém của con người trong xã hội vào những năm 1945 ấy. Một thời buổi đầy loạn lạc, bi thương như màu sắc của xóm làng buổi xế chiều “hai bên dày phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa bóng người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như bóng ma”. Khung cảnh đầy thê lương như dâng lên tột bậc với tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi”.

Hai lần Thị gặp Tràng đã vẽ nên bức chân dung và cho thấy sự tàn khốc của nạn đói được nhắc đến. Từ một cô gái đầy sức sống “liếc mắt, cười tít…ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng” khi nghe Tràng hò hát vu vơ:

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Mà thoát cái đã “áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Thị đã bị cái đói đầy vào lối cụt, đẩy Thị vào bước đi cuối cùng. Thị bỏ cả cái gọi là danh dự và tôn nghiêm của mình. Thị không mất mặt nữa,”cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc, ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng”. Cái đói vắt kiệt cùng sức lực của một con người, mà Thị phải kiếm một con đường mới, một sự sống mới, thế là thị theo Tràng về nhà. Dù rằng “Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật”. Thị không về thì sẽ thế nào? Nhân phẩm, danh dự cũng không cứu nổi Thị, Thị mặc tất cả theo lời nói đùa ngô nghê của Tràng mà Thị cứ tự cho đấy là thật vậy: “Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Không về thì có lẽ những ngày sau, trên phố “người chết như ngả rạ”, trong “ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường” sẽ có Thị. Bởi cái đói cứ như con quỷ dữ, hiện hình cho bọn thực dân đang bóc lột người dân miền Bắc nói riêng, chúng dồn họ vào con đường chết để trục lợi cho mình. Liệu một người đàn bà như Thị có còn sức để chống đối, Kim Lân đã cho Thị con đường sống.

Mà phải chăng chính Thị cũng là một điều tươi đẹp, một tia sáng le lói nhưng làm ánh lên cái đẹp trong bức tranh u ám đấy. Thị theo Tràng về trong con mắt săm soi của những người đàn bà khác: “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. “Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, Thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Nhưng sự xuất hiện của Thị cũng “có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Không còn vẻ “chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”, “Thị có vẻ rón rén, e thẹn…Thị vẫn ngôi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Có một chút buồn, một chút thất vọng trong tâm trí Thị, “cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”. Liệu rằng họ có nuôi nổi Thị hay không?

Nhưng Thị đâu trơ trẽn, đâu như những con người bị bần cùng hóa, thị vẫn là người không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai”. Thị gặp mẹ Tràng vẫn chào hỏi, vẫn lễ phép kính cẩn. Thị là con người khéo léo, biết vun vén cho gia đình. Thị là người mang đến sự đổi mới trong nhà Tràng, nhờ có Thị mà Tràng mới cảm nhận được không khí gia đình. “Xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn”. Dù bát chè khoán mà mẹ Tràng đưa đầy “đắng ngắt và nghẹn ứ trong cổ”, nhưng thị vẫn không nói gì “điềm nhiên và vào miệng”. Bởi Thị hiểu hoàn cảnh nhà Tràng, thị biết ơn sự cưu mang của mẹ con Tràng dành cho Thị. Nếu không đến ngày cả chè khoán đắng ngắt ấy Thị cũng không có để ăn, sẽ là một cái xác vô danh trên đường đi. “Chưa bao giờ trong nhà này hai mẹ con lại dầm ấm, hòa hợp như thế”, Thị còn giúp Tràng nhìn ra một tương lai tương sáng hơn trong cái không khí, “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí con người”. Thị kể cho Tràng nghe cách Việt Minh “phá kho thóc Nhật” chia cho dân nghèo. Điều đó đã làm trong lòng Tràng một ý nghĩ vẩn vơ về “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Mà có lẽ một ngày nào đó Tràng cũng sẽ góp mặt, một ý nghĩ chợt lóe lên, như cách tia sáng, hơi thở mới mà Kim Lân đưa Thị vào cuộc đời Tràng.

Tóm lại, nhân vật Thị không chỉ đại diện cho một lớp người, cho những sức sống mãnh liệt, khao khát sống tiềm tàng của nhân dân lúc đấy. Thị còn là điểm nhấn, cái nét bút điểm xuyết làm sáng bừng lên giá trị nhân đạo, và cả hiện thực của “Vợ Nhặt”. Kim Lân đã cho thấy tinh thần đùm bọc, cưu mang của người với người, đã bộc lộ cái khát vọng một tổ ấm vẹn tròn của những con người nghèo khổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Bích
06/04/2022 23:21:56

Trong nền văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn những năm trước cách mạng và những năm đầu sau cách mạng tháng tám, Kim Lân là một trong những cái tên nổi bật nhất khi viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ. Dù có số lượng tác phẩm hạn chế, thế nhưng hầu như tác phẩm nào của Kim Lân cũng hay và có nhiều giá trị, là cơ sở xếp nhà văn vào một trong 9 tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Điểm sáng và đáng lưu ý nhất trong các tác phẩm của Kim Lân ấy là giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm, các tác phẩm của ông chủ yếu tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người, hướng đến một lối thoát nhân văn cho những kiếp người lầm than khốn khổ, chứ không tập trung tái hiện hiện thực khắc nghiệt đau thương của xã hội cũ. Vợ nhặt là một trong số những tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của Kim Lân, đặt trong bối cảnh đất nước những ngày đau thương nhất - nạn đói năm 1945. Nhân vật vợ Tràng là một trong những kiếp người khốn khổ tột cùng, cái đói đã khiến thị tàn tạ, xơ xác, để nên xấu xí trong mắt người đời, thế nhưng khi tìm hiểu sâu về nhân vật này ta mới phát hiện ra ở thị cũng có những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

Nhân vật thị là một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình, và cũng chẳng ai biết thị từ đâu đến, cả cuộc đời trước khi gặp Tràng của thị dường như chẳng có gì để nhắc người ta nhớ đến. Cái hoàn cảnh khốn khổ của thị, chính là hoàn cảnh chung của rất nhiều người nông dân trong nạn đói năm 1945, tại cái thời điểm mà kiếp người rẻ rúng như cọng rơm cọng rác nhặt ngoài đường. Không chỉ nghèo khó, không lai lịch, tên tuổi mà trên người thị còn mang đủ những bất hạnh của một người đàn bà, thị không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại, người ta bắt gặp thị trong bộ ““áo quần tả tơi như tổ đỉa”, người ngợm “gầy xọp”, “trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”, rồi “cái ngực gầy lép nhô lên” và “hai con mắt trũng hoáy”. Bấy nhiêu những nét vẽ ấy cũng đủ để thấy bản thân thị cũng đang bước dần những bước cuối đến cái nghĩa địa của cuộc đời như nhiều số phận khốn khổ khác trong nạn đói kinh hoàng.

Đã không có một ngoại hình hấp dẫn, nhưng cách nói năng, hành động của thị cũng khiến người ta mang nhiều phản cảm. Khi nghe anh Tràng hò mấy câu đùa cho khuây khỏa, nghe thấy có cái ăn thị đã cong cớn, mỉa mai, rồi cũng chẳng biết ngại ngần thị sấn tới tranh đẩy xe với Tràng, “liếc mắt, cười tít”. Tuy nhiên sau bữa đẩy xe phụ, mà không được cái ăn, khi gặp lại Tràng thị đã sưng sỉa, chỉ thẳng vào mặt Tràng mà mắng “Điêu, người thế mà điêu”. Khi nghe thấy anh Tràng đãi ăn “hai con mắt trũng hoáy của thị sáng lên”, điệu dáng đon đả, đổi hẳn thái độ. Và rồi thị cúi đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc không thèm chuyện trò gì, ăn xong thì lấy đôi đũa quệt ngang miệng, thở “hà”. Quả thực trước giờ chưa từng thấy người đàn bà nào trước mặt một người đàn ông lạ mới gặp hai lần mà có thể thoải mái, thậm chí đến mức vô duyên, trơ trẽn, hành động táo bạo và bất chấp vì miếng ăn như thị. Nạn đói nó khiến cho tâm hồn và nhân cách con người trở nên rẻ rúng, thiểu não quá. Nhưng đến khi xét kỹ lại, nhìn lại những hành động của nhân vật thị một cách nhân văn hơn, ta mới nhận ra rằng, thực tế khi đứng trước cái chết, cái đói, và đứng trước viễn cảnh hàng triệu người đang chết như ngả rạ trước mặt khó ai có thể bình tĩnh và cư xử một cách bình thường nổi. Ai mà không sợ chết, thị cũng sợ chết, và ngay lúc này đây khi gặp Tràng khi phải đối diện với lưỡi hái của tử thần mà lại bắt được cọng rơm cứu mạng, thì những khao khát được sống sót của thị bùng cháy. Thị bất chấp tất cả để có được miếng ăn, vứt bỏ hết liêm sỉ, nhân cách chỉ vì được sống, quyết không buông bỏ cuộc sống dễ dàng. Không chỉ có khao khát sống mãnh liệt mà bản thân thị còn có những khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm, một tấm chồng để nương tựa những lúc khó khăn như này. Thành thử ra chỉ với một câu nói nửa đùa nửa thật “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, mà thị đã không ngần ngại nhận lời, trở thành người vợ mặt dày, mày dạn theo không Tràng. Đối với thị bây giờ cỗ bàn, đám rước đám hỏi chẳng còn quan trọng, miễn sao là có được một chỗ trú chân, một gia đình và qua được cái đói thì mọi chuyện đều có thể cho qua hết. Thế là thị đã nên vợ nên chồng với Tràng bằng những niềm hy vọng mới mẻ, thị mong rằng cái người trước mắt đã có thể sảng khoái mà đãi mình 4 bát bánh đúc, thì hẳn sau chung sống hắn cũng sẽ tử tế với mình, được nhiêu đó cũng đủ mãn nguyện rồi. Như vậy bên cạnh ý nghĩa nhân văn trong sự kiện thị theo không Tràng, thì Kim Lân cũng phản ánh một hiện thực đau xót của xã hội lúc bấy giờ: giá trị con người dường như đã xuống đến mức âm, thậm chí còn không bằng cọng rơm cọng rác, để đến nỗi những người làng trông thấy Tràng dẫn vợ về họ còn cho đó là “của nợ”.

Những tưởng thị trời sinh đã đanh đá, chỏng lỏn và sưng sỉa nhưng khi nhìn thấy dáng vẻ của thị sau khi làm vợ Tràng ta mới nhận ra rằng, sự vô duyên, ghê gớm của thị chỉ là một cái vỏ bọc bảo vệ thị trong nạn đói, thực tế rằng thị cũng là một người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp được giấu kín sau dáng vẻ tàn tạ, khốn khổ kia. Trên đường trở về nhà với Tràng, thị bỗng trở nên “e thẹn, rón rén”, đầu cúi xuống, cái nón tà nghiêng nghiêng che nửa đi khuôn mặt đang ngại ngùng, đúng với dáng vẻ của một cô dâu khi bước về nhà chồng. Gặp phải cảnh trêu chọc của đám trẻ con, ánh nhìn ái ngại của những người làng, thị thấy khó chịu, tủi cho phận mình là một người vợ theo không, thành thử ra thị càng trở nên bối rối “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả chân kia”, nom đến thương vô cùng. Khi đến nhà Tràng khung cảnh xác xơ, tiêu điều của một căn nhà tạm, không có bàn tay người đàn bà săn sóc, không khỏi khiến thị thất vọng, buồn lòng, bởi có lẽ thị đã hy vọng về một ngôi hà tươm tất, đủ đầy hơn, để cuộc đời thị từ đây bớt khổ sở. Nhưng cảnh trước mắt kém quá xa so với những gì thị tưởng tượng, tuy nhiên thị không vì thất vọng mà phàn nàn với Tràng, thị bỗng trở thành một người đàn bà nhẫn nhịn và tế nhị “cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, rồi nén một tiếng thở dài”. Thị đã cất hết cái thất vọng, buồn bã của mình vào lòng, không để Tràng biết, quyết tâm cùng người chồng mới cưới xây dựng gia đình, phấn đấu vượt qua cái nghèo cái khó. Khi ra mắt mẹ chồng, thị đã rất phải phép mà chào bà cụ Tứ, khi tưởng cụ không nghe thấy thị đã chào thêm lần nữa, dáng điệu khép nép, ngại ngùng, thực sự thị đã lột xác trở thành một nàng dâu hiền lành, e ấp, khác hẳn với dáng bộ của người đàn bà đanh đá, chua ngoa ở chợ tỉnh.

Sau đêm tân hôn, thị lột xác trở thành một người phụ nữ của gia đình, đảm đang tháo vát, gánh lấy cái trách nhiệm thu xếp nhà cửa, đem đống quần áo rách ra sân hong, gánh nước, quét sân, gom rác đem vứt, rồi dọn cơm,... Không khí gia đình trở nên hòa hợp vui vẻ và có nhiều hy vọng hơn cả. Đặc biệt khi đối diện với nồi cháo cám đắng ghét, nghẹn bứ nơi cổ họng của bà cụ Tứ, “đôi mắt thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”, không nói năng hay tỏ thái độ gì. Cách cư xử tế nhị ấy của thị, đã bộc lộ một nét tính cách khác của thị ấy là sự thấu hiểu và cảm thông cho người mẹ già thương con, thị hiểu rằng vì nghèo quá không có gì đãi con nhân ngày tân hôn thế nên bà cụ tội nghiệp mới cố kiếm một nồi cháo cám. Và trong không khí gia đình vui vẻ ấy, thị không muốn phá hỏng nó, khiến cho bà cụ trở nên bối rối. Cuối cùng cảnh thị kể việc ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế mà đi phá kho thóc của Nhật đã bộc lộ những suy nghĩ và hướng nhìn mới của thị, người đàn bà bà này không cam chịu cuộc đời đói kém, và có lẽ trong một mai thị sẽ cùng chồng là Tràng đi phá kho thóc, theo cách mạng để giải phóng cuộc đời, tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.

Nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là nhân vật đại diện cho hàng triệu kiếp người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945. Tuy nhiên sống trong cảnh khốn khổ cùng đường nhưng thị vẫn giữ cho mình được những vẻ đẹp tâm hồn quý giá, tiêu biểu nhất ấy là niềm khao khát được sống, khao khát hạnh phúc, niềm hy vọng vào một tương lai mới tốt đẹp hơn. Bộc lộ rõ nét tư tưởng nhân văn, nhân đạo mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×