Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

01/03/2022 20:35:31

Em hãy tìm dẫn chứng để chứng minh rằng: văn chương phản ánh cuộc sống qua các văn bản đã học?

Em hãy tìm dẫn chứng để chứng minh rằng: văn chương phản ánh cuộc sống qua các văn bản đã học?
Giúp em nhanh nhanh với ạ:<<
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
206
2
0
Phonggg
01/03/2022 20:36:20
+5đ tặng

oài Thanh là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là văn bản “Ý nghĩa văn chương”.

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhận đau thương ấy chinh là nguồn gốc thi ca”. Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc. Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương. Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi người cầm bút có cảm xúc mãnh liệt trước một tình cảnh hay hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Từ đó tác giả kết luận nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Theo ông thì lòng nhân ái bao la chính là nguồn gốc của văn chương.

Đây là lời nhận xét rất đúng đắn. Tuy vậy, bên cạnh nó còn có những quan điểm khác nhau như văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ cuộc sống lao động của con người hoặc văn chương là nghệ thuật của ngôn từ... Các quan niệm này tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau. Ngược lại, chúng bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa.

Để làm rõ hơn nguồn gốc văn chương, Hoài Thanh tiếp tục đưa ra nhận định về vai trò của tình cảm trong sáng tạo của văn chương. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha.

Ở câu thứ nhất tác giả nhấn mạnh: cuộc sống vốn dĩ thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống theo đúng quy luật tự nhiên của nó. “Văn chương thậm chí góp phần sáng tạo ra cuộc sống, làm cho đời sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn”. Ở câu thứ hai, ông khẳng định: “Văn chương sáng tạo nên những hình ảnh, những ý tưởng mới lạ, tiến bộ mà trong cuộc sống hiện tại chưa có, để mọi người phấn đấu, biến ý tưởng đó thành hiện thực”.

Thực tế cho thấy sự sáng tạo văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương chân thành của nhà văn, nhà thơ. Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên xưa kia sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên; những bài học về đạo lý và kinh nghiệm sống ở đời được gần gũi qua các loại hình văn học cư thấm dần vào máu thịt, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người.

Văn chương hướng con người tới chân, thiện, mỹ của cuộc đời. Vì vậy nó là món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình và xã hội. Cách đây hàng trăm năm, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nguồn gốc của câu tục ngữ trên cũng xuất phát từ lòng nhân ái, từ mục đích muốn con người có cách ăn nói sao cho đúng, cho hay; có cách ứng xử với nhau tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
01/03/2022 20:38:16
+4đ tặng

Tình thương có lẽ là ý nghĩa đích thực của văn chương, đúng như Hoài Thanh đã khẳng định, nguồn gốc của văn chương là ở lòng thương con người mà rộng hơn ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Chính vì mà ông cũng nhận ra rằng “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

Thật vậy, văn chương có đủ sức mạnh để thay đổi một con người. Bởi lẽ, văn chương thấm sâu vào nếp nghĩ và làm thay đổi suy nghĩ tư duy của con người. Điều quan trọng là văn chương gây ra cho ta những tình cảm không có. “Những tình cảm không có” ở đây ta có thể hiểu đó là những tình cảm không có sẵn trong tâm hồn con người mà chỉ có thể có được qua quá trình tiếp xúc, trải nghiệm và học tập mà thôi. Mới sinh ra, mỗi chúng ta chỉ có những cảm xúc đơn giản là vui, buồn, hờn, giận. Nhưng từng ấy cảm xúc sao có thể làm nên tâm hồn của một con người? Văn chương sẽ đem tới cho ta những cảm xúc mới. Đó có thể là sự cao thượng, là lòng hi sinh, là sự căm phẫn, là những bài học ứng xử trong cuộc sống. Từ đó làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú, giàu có hơn. Khi đọc Ông lão đánh cá và con cá vàng, câu chuyện cổ tích của nước Nga, một đất nước xa xôi, hoàn toàn khác ta về lối sống về văn hóa, song ta vẫn cảm thấy yêu mến chú cá vàng vì lối sống ân nghĩa, thủy chung và cảm thấy căm phẫn về sự tham lam, độc ác, vô ơn của mụ vợ. Càng đọc, ta lại càng cảm thấy lòng tham của con người là một cái túi không đáy, và điều hiển nhiên của lòng tham ấy là con người phải trả một cái giá quá đắt, đánh mất hết mọi thứ mà mình có.

Đọc Bài học đường đời đầu tiên chúng ta làm sao có thể quên hình ảnh của một con Dế Mèn đẹp đẽ, khỏe mạnh nhưng lại kiêu căng, hống hách và hèn nhát? Sự kiêu căng, hống hách, tự cho mình là nhất của Dế Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho người hàng xóm của mình là Dế Choắt. Cũng nhờ thế mà Dế Mèn mới có được bài học đường đời đầu tiên, người đọc cũng nhận được cho mình một bài học, một cách ứng xử trong cuộc sống: sự kiêu căng, ngạo mạn sẽ chỉ mang tới cho ta nỗi đau đớn và hối hận mà thôi.

Văn chương còn luyện những tình cảm ta săn có. “Tình cảm sẵn có” là những tình cảm vốn dĩ đã tồn tại trong tâm hồn, suy nghĩ và kí ức của mỗi người. Nhưng có đôi khi, tình cảm ấy đã nằm trong tâm trí ta quá lâu đến nỗi nó nhăn nhúm, mốc meo. Văn chương đã giúp ta nhắc lại những cảm xúc ấy, gọi nó dậy để con người có thể khắc sâu hơn về những cảm xúc ấy một lần nữa. Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng được viết bằng nét bút rất tinh tế, bằng cảm xúc chân thật và nỗi nhớ da diết trong trái tim của một người con xa quê. Chính vì thế mà từng câu, từng chữ như được viết ra từ trong tâm can người nghệ sĩ. Ta cũng chợt nhận ra rằng, mùa xuân đất Bắc đẹp đẽ như thế, đầy sức sống như thế, những gì thân thuộc bỗng trở về trong tâm trí, như khắc sâu hơn kí ức về mùa xuân, về không khí của ngày Tết đặc trưng của đất Bắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và bất diệt sẵn có trong mỗi con người. Ngay từ khi sinh ra, ta đã được nuôi nấng bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào, mát lành. Sự chăm sóc, che chở của mẹ chẳng bao giờ ta có thể quên đi. Nhưng khi đọc Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, ta vẫn thấy trái tim mình thổn thức bởi tình cảm mà chú bé Hồng dành cho người mẹ của mình. Tình cảm ấy lớn đến nỗi, nó có thể vượt qua những định kiến xã hội, vượt qua cả những lời nói cay nghiệt, độc ác của bà cô để Hồng giữ mãi được tình yêu và sự kính trọng cho mẹ mình, một người đàn bà khốn khổ. Khi chứng kiến cảnh chú bé Hồng vội vã trèo lên xe, áp mặt ào bầu ngực ấm áp của mẹ, hít hà mùi hương tự nhiên từ mẹ, ta càng thêm trân trọng hơn thời khắc được ở bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×