Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết:

- Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại.Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”

(Trích “Sự tích Hồ Gươm”)

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu 1: “Sự tích Hồ Gươm” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 2: Theo em “Sự tích Hồ Gươm” ra đời vào thời kì lịch sử nào?

A.Trước khi quân minh xâm lược nước ta.

B.Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh

C.Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.

D.Sau khi Lê Lợi về thành Thăng Long.

Câu 3:Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?

A.Long Vương

B. Long Nữ

C.Long Quân

D.Rùa vàng

Câu 4: Câu văn: “Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân!” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 5: Em hiểu gì về thành ngữ “nhanh như cắt” trong câu “Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.”

A. Cắt đồ vật rất nhanh

B. Cắn đồ vật rất nhanh

C. Cướp đồ vật rất nhanh

D. Hành động rất nhanh

Câu 6: Dấu phẩy trong câu văn sau: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành.” có tác dụng gì?:

A. Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.

D. Ngăn cách các vế của một câu ghép.

Câu 7 :Việc Long Quân đòi gươm có ý nghĩa gì ?

A.Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước .

B.Không muốn nợ nần .

C.Lê Lợi không cần dùng đến gươm nữa .

D.Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm thần .

Câu 8:Vì sao tác giả cho Lê Lợi mượn gươm thần ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long ?

A.Rùa vàng đời gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng trên hồ Gươm .

B.Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước .

C.Là vua nên Lê Lợi không cần về nơi đã nhận gươm để trả lại .

D.Đất nước mới hoà bình nên nhà vua còn nhiều việc phải làm.

 

Phần II: Tự luận:

Câu 1. Theo em văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại gì? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?

Câu 2. Hình ảnh Rùa Vàng tượng trong đoạn trích trên trưng cho điều gì ?

Câu 3. Qua đoạn trích trên, em hiểu gì về tên gọi hồ Hoàn Kiếm?

 

Phần III. Tập làm văn:

 

Kể lại một truyền thuyết em đã học, đã đọc bằng lời văn của em

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.214
1
1
Hà Tiến
05/03/2022 14:40:44
+5đ tặng

 Nhân dân ta đánh bại quân Minh xâm lược và dời đô về Thăng Long.

Câu 2.2. Khi vua Lê Lợi trả thanh gươm cho rùa thần sau khi đã mượn gươm để đánh bại quân Minh. Khi đã trả thanh gươm thì rùa lặn xuống nước và biến mất.

" Hoàn - có nghĩa là trả lại; Kiếm có nghĩa là gươm →→ Hoàn Kiếm có nghĩa trả lại Gươm".

Từ đó, hồ có tên gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Câu 3.3. Ý nghĩa hình ảnh vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh sau khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước: lúc trả gươm thần cho Long Vương, hình ảnh lóe sáng nói lên khát vọng thái bình, thịnh vượng của dân tộc ta. Mong muốn đất nước luôn yên bình và khẳng định bất cứ ai muốn xâm phạm nước ta sẽ phải chịu hậu quả khôn lường.

Câu 4.4. Em sẽ kể cho những người khách đó về sự tích Hồ Gươm khi xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo