Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo yêu cầu sau

Viết đoạn văn theo yêu cầu sau : Tình yêu đời, yêu người tha thiết trong đớn đau tuyệt vọng qua hai câu thơ :

        Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

        Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
272
1
0
Bùi Khắc Trí
06/03/2022 19:40:05
+5đ tặng

Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trên cõi đời này mà không biết đến “lời rao trăng” nổi tiếng ấy của một nhà thơ cũng rất nổi tiếng trong những năm ba mươi của thế kỉ XIX, vâng đó chính là Hàn Mặc Tử - một tên tuổi mãi mãi in đậm trong tấm lòng đọc giả. Ông là “một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”. Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực”. Bài thơ còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và luôn sống mãi trong hồi tưởng của ông. Chính vì thế đọc bài thơ này ta thấy được một phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ.

Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức sống xanh tốt. Thiên nhiên và con người hoà hợp với nhau. Tạo một tâm trạng buồn và tiếc nuối cho tác giả.

Khổ thơ thứ hai đột ngột chuyển sắc thái của cảnh:

Gió theo lối gió mây đường mây

Cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hoá cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi:

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hoà biết bao.

Có chở trăng về kịp tối nay?

Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ dành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tác giả đang rất cô đơn cần người tâm sự chỉ có ánh trăng mới thấu hiểu nỗi lòng của nhà thơ. Hàn Mặc Tử rất yêu xứ Huế dường như Huế và cảnh Huế ko đón đáp lại tình yêu của tác giả, chúng xa cách, trống vắng và xa cách biết bao.

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 cũng ở đó.

Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa cảm Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi và day dứt trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có sức bay bổng kì lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ. Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã biến những nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đoá hoa thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là Đây thôn Vĩ Dạ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai
06/03/2022 19:41:38
+4đ tặng

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

     Bức tranh thôn Vĩ xinh xắn thơ mộng được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. câu thơ với điệp từ “nắng” đã gợi lên trong mắt người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng, cau đó là một loại cây mang vẻ đẹp đặc trưng của thôn Vĩ, với thân hình thẳng tắp tán lá xanh tươi, vườn cây thôn Vĩ tươi tốt đến mức khách ở xa về phải trầm trồ “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” vườn ai không xác định nhưng người đọc vẫn có thể hiểu là vườn của cô gái Huế. “mướt quá” là sự đặc tả sắc xanh của cây lá. Tại sao tác giả không dùng màu xanh da trời, xanh thẫm mà dùng màu xanh ngọc bích, có lẽ đó là màu xanh tinh khiết, tinh túy, quyến rũ và bức tranh thôn Vĩ ngày càng đẹp hơn, hiện lên đầy đủ hoàn hảo hơn, khi có sự xuất hiện của người con gái “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của trúc một loại cây được trồng trước ngõ, trong tâm tưởng của thi nhân bất chợt hiện về qua mặt chữ điền lấp ló sau hàng trúc. Lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi lên sự vuông vắn, phúc hậu…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×