Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác được thể hiện trong khổ thơ đầu khiến chúng ta vô cùng xúc động. Câu thơ mở đầu là lời thông báo chân tình "con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Viễn Phương đã dùng nói giảm, nói tránh cùng cách xưng hô "con" thân tình, gần gũi để bộc lộ tình cảm yêu mến, gán bó dành cho Bác. Đồng thời qua đó, nhà thơ như đang kìm nén nỗi đau nhân lên với từ "thăm" thay vì viếng. Đặc biệt, trong ba câu tiếp theo, tác giả đã khai thác hình ảnh hàng tre. Chao ôi, Hàng tre, hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam đã đi vào thơ Viễn Phương thật gần gũi, thiêng liêng biết bao! Nhà thơ viết "đã thấy trong sương" là bởi ông đã đến đây từ rất sớm. Vì nhà thơ quá nóng lòng gặp Bác nên ông muốn được đến từ sớm để không lỡ dù chỉ là một giây phút. Đặc biệt trong khổ thơ, ta thấy từ cảm thán "ôi" như nỗi lòng thiết tha, thành kính của Viễn Phương. Hàng tre "xanh xanh Việt Nam" ấy chính là biểu trưng cho vẻ đẹp của làng quê VIệt Nam, cho con người Việt Nam. Đặc biệt hơn khi kết hợp với thành ngữ "bão táp mưa sa" giúp ta thêm hiểu về vẻ đẹp của hàng tre hay cũng là của chính những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Như vậy, tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác đã được thể hiện rất rõ trong khổ một của bài.
Phụ chú: in đâm
Phép nối gạch chân
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |