Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ông cha ta thường nói rằng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Đây là câu nói khẳng định về sức ảnh hưởng của môi trường sống, hoàn cảnh sống đến sự phát triển của mỗi người. “Mực” là hình ảnh ẩn dụ cho sự đen tối, xấu xa. “Đèn” là hình ảnh ẩn dụ cho sự trong sáng, tốt đẹp. Theo đó, nếu ở gần, thường xuyên tiếp xúc với những người xấu, thì chúng ta sẽ trở nên xấu xa, nhiễm những thói hư tật xấu. Và ngược lại, nếu gần gũi với người có nhiều phẩm chất tốt, ta sẽ học hỏi được nhiều từ họ.
Con người chúng ta luôn sống theo tập thể. Vì vậy, chúng ta rất dễ thay đổi bản thân để hòa nhập vào cộng đồng mình sống. Chúng ta cố gắng thay đổi thói quen, cách ứng xử để trở nên giống và thân thiết với những người xung quanh hơn, để không trở nên khác biệt. Vì vậy, ta dễ học những thói xấu nếu chơi với bạn xấu và ngược lại. Điều này đã được chứng thực qua rất nhiều trường hợp trong cuộc sống. Nếu ta chơi với một bạn chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, ta sẽ dẫn thay đổi để trở nên giống bạn. Đó chính là lý do, các thầy cô thường sắp xếp các bạn học kém ngồi cùng bạn học tốt hơn để trở thành đôi bạn cùng tiến.
Tuy nhiên, trong thực tế, câu tục ngữ này không đúng hoàn toàn. Bởi vì mỗi người đều có một tính cách và bản chất riêng. Chỉ cần ta giữ vững bản tâm của mình, thì khó mà bị hoàn cảnh xoay chuyển được. Giống như trường hợp, dù lớn lên trong một môi trường toàn người xấu, vẫn có thể có một người chính trực và thẳng thắn.
Dù vậy, câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng vẫn đã bao quát được phần lớn hiện trạng của xã hội không chì trước đây và cả hiện tại nữa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |