Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hoàn cảnh sáng tác?
Câu 2. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3. Xác định thể thơ và bút pháp nghệ thuật của đoạn thơ?
Câu 4. Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói và chức năng của hai câu:
“- Than ôi!” và“Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Câu 5. Nêu nội dung đoạn thơ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1, tác phẩm Nhớ Rừng của Thế Lữ ,bài thơ Nhớ rừng được sáng tác vào năm 1934
2,Biểu Cảm và tự sự
3, thơ 8 chữ, nghệ thuật của bài Nhớ Rừng:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
- Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
4, Câu cảm thán và câu hỏi
5, Nhớ rừng của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước sâu sắc của người dân mất nước thuở ấy. Thế Lữ đã mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |