Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

11/03/2022 14:25:14

Phân tích nét độc đáo trong sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, trong kế hoạch “vây thành diệt viện binh của giặc" ở trận Chi Lăng - Xương Giang

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 32. Phân tích nét độc đáo trong sự lãnh đạo tài tình của bộ chi huy nghĩa quân
Lam Sơn trong kế hoạch “vây thành diệt viện binh của giặc" ở trận Chi Lăng - Xương
Giang?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
315
2
0
Bùi Khắc Trí
11/03/2022 14:35:18
+5đ tặng

Sau 10 năm bền bỉ chống lại quân xâm lược nhà Minh, năm 1427, cuộc khởi nghĩa của Nghĩa quân Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng. Lúc này, với thế và lực vượt trội, Nghĩa quân hoàn toàn giữ quyền chủ động chiến lược, liên tiếp giành thắng lợi, tiêu diệt lớn lực lượng địch, buộc Tổng binh Vương Thông cùng toàn bộ số quân còn lại phải cố thủ trong thành Đông Quan và một số thành lũy khác, chờ quân cứu viện. Trước tình thế nguy cấp đó, nhà Minh đã huy động lớn lực lượng tiến vào nước ta, nhằm mưu đồ: trước là để cứu viện, sau là chuyển bại thành thắng để tiếp tục đô hộ nước ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, so sánh lực lượng, thế, lực giữa ta và địch, Bộ Chỉ huy Nghĩa quân chủ trương: bao vây chặt thành Đông Quan, buộc quân địch phải đến giải cứu, tiếp đó ta tập trung lực lượng tiêu diệt lực lượng viện binh chiến lược này của chúng. Diễn biến tình hình đúng như chủ trương, kế hoạch chiến lược đã vạch ra, chỉ sau gần 01 tháng chiến đấu, Nghĩa quân đã đánh tan hai đạo viện binh lớn của nhà Minh, buộc địch trong thành Đông Quan phải đầu hàng, rút quân về nước, chấm dứt 21 năm đô hộ hà khắc của nhà Minh đối với dân tộc ta. Thắng lợi đó thể hiện nét đặc sắc về nghệ thuật “vây thành, diệt viện”, được nghiên cứu vận dụng sáng tạo trong lịch sử giữ nước của dân tộc; trong đó bao hàm cả sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

1. Vây ép, cô lập hoàn toàn địch trong thành, buộc chúng phải kéo viện binh chiến lược để giải cứu, tạo điều kiện cho ta tiêu diệt lớn lực lượng địch, kết thúc chiến tranh. Sau khi giải phóng nhiều địa bàn chiến lược trọng yếu, Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng tiến đánh thành Đông Quan - lực lượng chủ yếu và là sào huyệt cuối cùng của quân Minh. Trước thế mạnh của quân ta, địch buộc phải dựa vào thành trì kiên cố để tổ chức cố thủ, chờ quân cứu viện. Lúc này, Nghĩa quân đứng trước hai lựa chọn; hoặc là tiến công thành, diệt địch, kết thúc chiến tranh; hoặc vây hãm quân địch trong thành, nhử viện quân của chúng vào trận địa chuẩn bị trước để tiêu diệt lớn, khiến địch trong thành không đánh mà tan. Nghiên cứu kỹ tình hình, Bộ Chỉ huy Nghĩa quân lựa chọn phương thức tác chiến: “vây thành, diệt viện”. Đây là kế sách rất đúng đắn, sáng tạo, “sức dùng một nửa mà công được gấp đôi”. Bởi lẽ, địch trong thành Đông Quan lúc bấy giờ không nhiều (khoảng 03 - 04 vạn tên), nhưng có thành lũy kiên cố, nếu ta cố sức đánh sẽ mất nhiều thời gian, quân mỏi, chí nhụt, nếu chưa hạ được thành mà viện binh địch kéo đến thì cả phía trước và phía sau đều bị tấn công, ta từ thế chủ động rơi vào thế bị động. Trường hợp đánh thành giành được thắng lợi, thì địch tất đem quân đánh báo thù, nạn binh đao tiếp tục xảy ra, nhân dân khổ cực, mà đất nước cũng khó được vẹn toàn. Nếu ta kiên trì vây thành, tất viện binh lớn của địch phải kéo sang, ta có điều kiện đánh địch ở nơi chuẩn bị trước để tiêu diệt lớn. Khi viện binh địch bị tiêu diệt, quân trong thành tất sẽ phải xin hàng. Thực hiện chủ trương đó, Lê Lợi quyết định dời đại bản doanh lên khu vực Bồ Đề (thuộc Long Biên, Hà Nội ngày nay) đối diện với thành Đông Quan để trực tiếp chỉ huy vây ép địch. Theo đó, Nghĩa quân tổ chức đánh nhiều trận tiêu diệt các doanh trại bảo vệ vòng ngoài, siết chặt vòng vây, kiên quyết đánh bại các đợt phản kích của chúng. Đúng như dự đoán của ta, để giải vây cho quân đồn trú ở thành Đông Quan, đầu tháng 10-1427, nhà Minh huy động lực lượng dự bị chiến lược chia làm hai đạo tiến vào nước ta. Đạo quân chủ yếu do Liễu Thăng làm Tổng binh, gồm 10 vạn quân, từ Quảng Tây theo đường Lạng Sơn tiến xuống; đạo quân thứ yếu do Mộc Thạnh chỉ huy với 05 vạn quân theo đường Vân Nam tiến sang và đều rơi vào thế trận bày sẵn của ta nên đã nhanh chóng bị tiêu diệt. Như vậy, từ việc vây thành Đông Quan để dẫn đến thắng lợi trận chiến lược Chi Lăng - Xương Giang - tiêu diệt 10 vạn quân cứu viện của Liễu Thăng là nét đặc sắc của nghệ thuật “vây thành, diệt viện”. Thắng lợi này không chỉ buộc địch đầu hàng, kết thúc chiến tranh, mà còn đánh bại ý chí xâm lược của chúng. Sau chiến thắng to lớn này, nhà Minh không dám đưa quân xâm lược nước ta lần nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×