Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
giới thiệu bài thơ Cảnh khuya và tác giả Hồ Chí Minh:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng VN. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là danh nhân văn hóa thế giới, là một nhà thơ lớn. Bài thơ Cảnh khuya được Người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của ta đã làm thất bại âm mưu của địch và làm tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
+ Bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở chiến khu Việt Bắc, cùng với đó là thể hiện tình yêu thiên nhiên. thú lâm tuyền, tinh thần lạc quan và tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh
- giới thiệu nhận định của Xuân Diệu: Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng có ý kiến rằng "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Theo em, đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác và đúng đắn với bài thơ Cảnh khuya.
B, TB
1, GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA XUÂN DIỆU.
- Thơ hay là một bài thơ không những truyền tải thành công một nội dung, một thông điệp tới bạn đọc mà còn gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc và để lại một giá trị nào đó đối với bạn đọc, với đời sống con người.
- Hồn của bài thơ là thông điệp, là nội dung, là hồn cốt, là giá trị tư tưởng mà bài thơ truyền tải tới bạn đọc. Hồn của bài thơ chính là nội dung truyền tải tới bạn đọc và gây ấn tượng tới người đọc.
- Xác của bài thơ là những dấu hiệu nghệ thuật, những hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ để truyền tải được phần "hồn"
- Chính vì thế, một bài thơ hay, xuất sắc chính là một bài thơ hay cả phần hồn cả phần xác, vừa có những dấu hiệu nghệ thuật để truyền tải được nội dung. Bài thơ hay chính là những bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc và lâu dài cho bạn đọc.
2, Phân tích từng câu thơ.
- Câu thơ đầu tiên "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" đã gợi ra âm thanh tiếng suối trong màn đêm tĩnh mịch ơ Việt Bắc. Âm thanh tiếng suối trong trẻo được so sánh với âm thanh tiếng hát xa vọng lại. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp này cho thấy sự tài hoa trong thơ Bác. Trong màn đêm tĩnh mịch của núi rừng Việt Bắc, người đọc dường như nghe thấy được âm thanh trong trẻo, róc rách và bình yên của tiếng suối từ xa vọng lại.
- Tiếp theo, câu thơ thứ hai đã cho thấy nghệ thuật tả cảnh tài hoa vô cùng của nhà thơ Hồ Chí Minh "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh của vầng trăng thường xuyên xuất hiện trong thơ của Bác, lúc nào cũng là một hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hoặc là một người bạn tri âm tri kỷ. Có lẽ cũng vì lý do này mà ta nói "Thơ Bác đầy trăng". Bác Hồ sử dụng nghệ thuật gợi tả để miêu tả vầng trăng thiên nhiên và cảnh rừng núi. Chỉ bằng một câu thơ, người đọc đã có thể hình dung ra được bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng việt Bắc vào một đêm trăng sáng. Vầng trăng trên cao chiếu bóng lồng lộng xuống những tán cây cổ thụ, và bóng của những tán cây cổ thụ ấy lại lồng vào hoa cỏ bên dưới. Người đọc có thể hình dung được tầng tầng lớp không gian của núi rừng thiên nhiên. Đó là một không gian tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, tạo nên một không gian tuyệt đẹp mà tĩnh mịch nơi núi rừng Việt Bắc. Vì thế, chỉ với hai câu thơ mà nhà thơ đã vẽ nên được cả một không gian thiên nhiên có đầy đủ hình ảnh và âm thanh tuyệt vời.
- Đến hai câu thơ cuối "Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ/Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"đã khẳng định được vẻ đẹp nên thơ, trữ tình tuyệt vời của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Và Bác cũng lí giải nguyên nhân vì sao Người chưa ngủ. Đó chính là lo nỗi nước nhà, lo cho nhân dân , lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nước nhà vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn.
- Đến đây bạn đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được toàn bộ giá trị tư tưởng tuyệt vời và cao cả trong bài thơ của Bác. Ta không chỉ thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên và thú lâm tuyền của Bác, mà ta còn thấy được đó là nỗi lo lắng cho vận mệnh nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại, thấy được tinh thần lạc quan và tinh thần kháng chiến thép của Người. Ở Người, ta không chỉ thấy được sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, mà còn thấy được chất chiến sĩ và chất thi sĩ. Tất cả hài hòa tổng hợp nên nhân cách tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C, KB
Tóm lại, bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh chính là điển hình mẫu mực của một bài thơ hay toàn diện, cả về nội dung và nghệ thuật. Từ đó, ta thấy được sự tài hoa của Người, thấy được chất thi sĩ hài hòa với chất chiến sĩ, thấy được một bài thơ xuất chúng của nền thơ ca cách mạng VN.
BÀI LÀM
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng VN. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là danh nhân văn hóa thế giới, là một nhà thơ lớn. Bài thơ Cảnh khuya được Người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của ta đã làm thất bại âm mưu của địch và làm tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở chiến khu Việt Bắc, cùng với đó là thể hiện tình yêu thiên nhiên. thú lâm tuyền, tinh thần lạc quan và tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng có ý kiến rằng "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Theo em, đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác và đúng đắn với bài thơ Cảnh khuya.
Thơ hay là một bài thơ không những truyền tải thành công một nội dung, một thông điệp tới bạn đọc mà còn gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc và để lại một giá trị nào đó đối với bạn đọc, với đời sống con người. Hồn của bài thơ là thông điệp, là nội dung, là hồn cốt, là giá trị tư tưởng mà bài thơ truyền tải tới bạn đọc. Hồn của bài thơ chính là nội dung truyền tải tới bạn đọc và gây ấn tượng tới người đọc. Xác của bài thơ là những dấu hiệu nghệ thuật, những hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ để truyền tải được phần "hồn". Chính vì thế, một bài thơ hay, xuất sắc chính là một bài thơ hay cả phần hồn cả phần xác, vừa có những dấu hiệu nghệ thuật để truyền tải được nội dung. Bài thơ hay chính là những bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc và lâu dài cho bạn đọc.
Câu thơ đầu tiên "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" đã gợi ra âm thanh tiếng suối trong màn đêm tĩnh mịch ơ Việt Bắc. Âm thanh tiếng suối trong trẻo được so sánh với âm thanh tiếng hát xa vọng lại. Hình ảnh so sánh tuyệt đẹp này cho thấy sự tài hoa trong thơ Bác. Trong màn đêm tĩnh mịch của núi rừng Việt Bắc, người đọc dường như nghe thấy được âm thanh trong trẻo, róc rách và bình yên của tiếng suối từ xa vọng lại. Tiếp theo, câu thơ thứ hai đã cho thấy nghệ thuật tả cảnh tài hoa vô cùng của nhà thơ Hồ Chí Minh "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh của vầng trăng thường xuyên xuất hiện trong thơ của Bác, lúc nào cũng là một hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hoặc là một người bạn tri âm tri kỷ. Có lẽ cũng vì lý do này mà ta nói "Thơ Bác đầy trăng". Bác Hồ sử dụng nghệ thuật gợi tả để miêu tả vầng trăng thiên nhiên và cảnh rừng núi. Chỉ bằng một câu thơ, người đọc đã có thể hình dung ra được bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng việt Bắc vào một đêm trăng sáng. Vầng trăng trên cao chiếu bóng lồng lộng xuống những tán cây cổ thụ, và bóng của những tán cây cổ thụ ấy lại lồng vào hoa cỏ bên dưới. Người đọc có thể hình dung được tầng tầng lớp không gian của núi rừng thiên nhiên. Đó là một không gian tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, tạo nên một không gian tuyệt đẹp mà tĩnh mịch nơi núi rừng Việt Bắc. Vì thế, chỉ với hai câu thơ mà nhà thơ đã vẽ nên được cả một không gian thiên nhiên có đầy đủ hình ảnh và âm thanh tuyệt vời. Đến hai câu thơ cuối "Cảnh khuya như vẽ Người chưa ngủ/Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"đã khẳng định được vẻ đẹp nên thơ, trữ tình tuyệt vời của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Và Bác cũng lí giải nguyên nhân vì sao Người chưa ngủ. Đó chính là lo nỗi nước nhà, lo cho nhân dân , lo cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nước nhà vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Đến đây bạn đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được toàn bộ giá trị tư tưởng tuyệt vời và cao cả trong bài thơ của Bác. Ta không chỉ thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên và thú lâm tuyền của Bác, mà ta còn thấy được đó là nỗi lo lắng cho vận mệnh nhân dân của vị lãnh tụ vĩ đại, thấy được tinh thần lạc quan và tinh thần kháng chiến thép của Người. Ở Người, ta không chỉ thấy được sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, mà còn thấy được chất chiến sĩ và chất thi sĩ. Tất cả hài hòa tổng hợp nên nhân cách tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tóm lại, bài thơ Cảnh khuya của tác giả Hồ Chí Minh chính là điển hình mẫu mực của một bài thơ hay toàn diện, cả về nội dung và nghệ thuật. Từ đó, ta thấy được sự tài hoa của Người, thấy được chất thi sĩ hài hòa với chất chiến sĩ, thấy được một bài thơ xuất chúng của nền thơ ca cách mạng VN.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |