Tiếng Việt
Đọc bài văn sau:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
NGUYỄN QUỲNH
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:
Câu 1. Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì?
A. Sắc mây B. Ánh nắng C. Mặt trăng D. Mặt trời
Câu 2. Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thanh nào?
A. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
B. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
C. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
D. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.
Câu 3. Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì?
A. Như một câu chuyện cổ tích.
B. Như một đàn vàng anh.
C. Như một bức tranh.
D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay.
Câu 4. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ?
A. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
B. Ngắm nhìn bầu trời không chán
C. Ngửi hương thơm của cây trái.
D. Nghe tiếng chim hót
Câu 5: Viết lại câu văn trong bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh:
Câu 6:
a) Gạch chân từ được dùng để liên kết câu trong câu “ Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ”.
b) Phép liên kết đó có tác dụng gì?
Câu 7. Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào?
Câu 8: Xác định thành phần câu trong câu sau:
Bầu trời ngoài cửa số của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 9:
a) Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
b) Xác định thành phần câu em vừa đặt
Câu 10: Đọc bài văn trên, ta thấy bầu trời bên ngoài cửa sổ nhà bé Hà thật đẹp. Qua khung cửa nhà mình, em nhìn thấy những gì đẹp ? Hãy viết đoạn văn (3-5)tả lại vẻ đẹp đó.
Tiếng Việt
Đọc bài văn sau:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
NGUYỄN QUỲNH
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:
Câu 1. Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì?
A. Sắc mây B. Ánh nắng C. Mặt trăng D. Mặt trời
Câu 2. Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thanh nào?
A. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
B. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
C. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
D. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.
Câu 3. Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì?
A. Như một câu chuyện cổ tích.
B. Như một đàn vàng anh.
C. Như một bức tranh.
D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay.
Câu 4. Hà thích làm điều gì bên cửa sổ?
A. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
B. Ngắm nhìn bầu trời không chán
C. Ngửi hương thơm của cây trái.
D. Nghe tiếng chim hót
Câu 5: Viết lại câu văn trong bài có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh:
Câu 6:
a) Gạch chân từ được dùng để liên kết câu trong câu “ Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ”.
b) Phép liên kết đó có tác dụng gì?
Câu 7. Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào?
Câu 8: Xác định thành phần câu trong câu sau:
Bầu trời ngoài cửa số của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 9:
a) Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
b) Xác định thành phần câu em vừa đặt
Câu 10: Đọc bài văn trên, ta thấy bầu trời bên ngoài cửa sổ nhà bé Hà thật đẹp. Qua khung cửa nhà mình, em nhìn thấy những gì đẹp ? Hãy viết đoạn văn (3-5)tả lại vẻ đẹp đó.
MONG MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH. THANK YOU MY FRIEND!!!
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |