Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trong bài Nói Với Con

Nêu cảm nhận của êm về đoạn trích trong bài Nói Với Con ( ngắn nhất ).
 Làm em giups em với ạ, em đang cần gấp.
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
145
0
0
yn
21/03/2022 00:20:12
+5đ tặng

Từ xưa đến nay, tình cảm gia đình vẫn luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đặc biệt là tình phụ nữ. Trong bài thơ “ Nói với con”, nhà thơ Y Phương đã mượn lời của người cha để nói về để nhắc nhở con về cội nguồn của mình. Từ đó cũng gợi ra trách nhiệm cũng như lối sống của con.

Ngay từ những câu thơ đầu, nhà thơ đã tạo nên một không khí gia đình đầm ấm vui vẻ có mẹ có cha và có con:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Mỗi bước chân của người con đều được cha mẹ nâng đỡ dìu dắt tận tình. Dù là đi sang bên trái hay là bên phải thì đều luôn có cha mẹ đứng đó, sẵn sàng dang rộng vòng tay để đón con vào lòng. Có lẽ chính vì vậy mà con được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ được cha mẹ chở che vỗ về. Câu thơ đã gợi được ra không khí gia đình tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

Từ gia đình, người cha nói với con về quê hương và những người xung quanh con:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Người cha gọi những người cùng quê hương là người đồng mình- đây là cách nói vô cùng thân thương thể hiện được sự thân mật gắn bó giữa những con người với nhau. Nói về người đồng mình, người cha muốn nói với con rằng con không chỉ được sống trong tình yêu thương gia đình mà còn được lớn lên trong cuộc sống lao động của thiên nhiên quê hương với những con người gắn bó thân thiết, nghĩa tình thủy chung.

Không chỉ gợi cho con nhớ về cội nguồn, người cha còn muốn nói cho con về những đức tính, phẩm chất cao đẹp của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục”

Hình ảnh người đồng mình hiện lên thật đẹp qua những từ “ cao, xa, lớn” thể hiện một cuộc đời phóng khoáng. Cho dù cuộc sống của họ có khó khăn đến nhường nào thì họ vẫn luôn có trong mình một ý chí bền bỉ sẵn sàng vươn lên. Tuy họ mộc mạc nhưng lại rất ngay thẳng và yêu lao động. Họ đã tự mình dựng xây quê hương, tự “ đục đá kê cao quê hương” để rồi tạo ra một quê hương với biết bao phong tục tập quán truyền thống văn hóa đáng quý đáng trân trọng. Nói với con những điều này, người cha không chỉ muốn con biết mà còn muốn con sống gắn bó với quê hương mình,biết yêu và tự hào về quê hương, dựng xây quê hương ngày một tốt đẹp lên. Chính nhờ những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình mà cha đã khuyên con, căn dặn con phải biết:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Con cần phải học tập được đức tính tốt đẹp cũng như phẩm chất của người đồng mình. Phải biết vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà vươn lên, có ý chí nghị lực kiên cường để vượt qua mọi gian khổ. Đó là điều mà cha mong con có được bởi con là người của quê hương mình nên con phải có được những đức tính đó khi ra ngoài xã hội. Có như vậy thì con mới có thể tồn tại và phát triển được khi ra ngoài thế giới rộng lớn.

Như vậy, qua những lời người cha nói với con ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Cha mong muốn con luôn biết nhớ về gia đình quê hương để làm động lực đồng thời phải có được những phẩm chất tốt đẹp khi bước vào cuộc đời

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
21/03/2022 06:20:48
+4đ tặng

Y Phương là một nhà thơ người dân tộc Tày với một phong cách sáng tác thơ cụ thể, chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và mang đậm lối tư duy của người dân tộc niềm núi. "Nói với con’’. Sáng tác năm 1980 in trong tập "Thơ Việt Nam năm 1945- 1985’’. Bài thơ gợi nhắc về tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương, về vẻ đẹp tâm hồn của một người dân tộc miền núi với sức sống cần cù, mạnh mẽ và ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống còn những khó khăn gian khổ

Trước hết là lời tâm tình của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng.

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

Bốn câu thơ mở ra không khí của một gia đình quấn quýt, đầm ấm, ngập tràn tình thương yêu có hình ảnh của đứa con nhỏ đang độ tuổi tập đi tập nói với hình ảnh của người cha người mẹ. Mỗi bước đi, giọng nói, tiếng cười của con đều có sự nâng niu, chăm sóc bảo bọc của cha mẹ. Cha mẹ mừng vui khi con đang khôn lớn từng ngày. Với những hình ảnh thơ mộc mạc, cụ thể, chân thực lời tâm tình của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. Con đang lớn dần lên từng ngày, gia đình là cái nôi ấm êm để con khôn lớn trưởng thành.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”

Ba câu thơ là cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ nhưng nên thơ của người đồng mình. Người đồng mình là người làng mình, bản mình, dân tộc mình gắn bó với cụm từ “yêu lắm con ơi” bộ lộ tình cảm yêu thương gắn bó của những người trong cùng một dân tộc. Công việc hàng ngày của những người đồng mình họ đan lờ để đánh cá ken vách để dựng nhà. Đó là những người dân quê chăm chỉ mà cần cù. Những hình ảnh “cài nan hoa. ken câu vách” là những hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Dưới bàn tay lao động của người thợ tài hoa những nan nứa,nan trúc, nan tre bỗng hóa thành những nan hoa. Vách nhà không chỉ được ken bằng những nguyên liệu bình thường như tre, nứa, gỗ mà ở đây được ken bằng những câu hát sli, hát lượn, hát then của người dân tộc mà phải chăng nó còn được ken cả bằng những bông hoa rừng thơm ngát.

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”

Lời tâm tình tha thiết ngọt ngào của người cha nói với con về sự ban tặng hào phóng của rừng. Điệp từ cho kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ “con đường và tấm lòng” thiên nhiên nghĩa tình thơ mộng ban tặng cho con người những gì đẹp đẽ tinh túy nhất. Đó chính là con đường lên bản, con đường xuống làng, con đường đi đến khắp mọi miền Tổ quốc. Và phải chăng đó còn là con đường xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp ấm no, còn “tấm lòng” phải chăng là tâm hồn và lối sống chân chất của người đồng mình.

Những câu thơ tiếp theo là lời cha dặn con về những phẩm chất cao quý của người đồng mình

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Người đồng mình gắn với cụm từ “thương lắm con ơi” thể hiện tình thương của những người trong cùng một dân tộc mặc dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn. Hai câu thơ tiếp theo đã đúc kết một phương châm sống, một thái độ sống bền gan vững chí trước những khó khăn của cuộc sống. Với lối tư duy hình ảnh cụ thể mộc mạc lấy độ cao của ngọn núi để đo nỗi buồn lấy độ dài độ xa của con đường để đo chí lớn khát vọng lời tâm tình của người cha như khẳng định giá trị cao quý của những người đồng mình.

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh”

Đặt từ “sống” ở đầu ba câu liên tiếp cùng điệp cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh thái độ sống phong cách sống. Điệp từ “không chê” cùng hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh - thung lung nghèo” gợi ra cuộc sống khó khăn của những người miền núi, cha dặn con không được chê cuộc sống ấy mà phải vững lòng trước những thử thách. Phép so sánh “sống như sông như suối” cũng góp phần chỉ phong cách của người đồng mình là sự hồn nhiên, mạnh mẽ, phóng khoáng, giản dị như cây cỏ sông suối. Dù cuộc sống có biết bao trắc trở thể hiện qua thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” lời cha dặn con là phải kiên cường vượt qua không được chê vì người đồng mình rất giàu ý chí và nghị lực.

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

Người đồng mình gắn với cụm từ “thô sơ da thịt” chỉ cốt cách giản dị mộc mạc thật thà chất phác. Họ không hề sống tầm thường nhỏ bé mà luôn ngẩng cao đầu trước thử thách khó khăn. Người đồng mình bằng bàn tay sức lực sự cần cù đã “kê cao quê hương” với một niềm tin và khát vọng lớn lao. Họ chính là những người sáng tạo và lưu truyền mãi những phong tục của quê hương lấy đó làm chỗ dựa tinh thần.

Những câu thơ cuối cùng là lời tâm tình tha thiết của cha dành cho con.

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”

Hai chữ con ơi cất lên ngọt ngào ấm áp tình cha một lần nữa cụm từ “thô sơ da thịt” được nhắc lại. Lời cha dặn con lúc trưởng thành dù có đi đâu làm gì cũng không bao giờ được nhỏ bé mà phải luôn ngẩng cao đầu. Hai chữ “nghe con” khép lại bài thơ mở ra tình thương như trời biển của cha dành cho con khiến lời dặn của cha càng thêm sâu sắc và thiêng liêng.

Bằng cách nói xúc động của riêng mình bài thơ đã chạm đến trái tim của người đọc một cách sâu sắc.

Avicii
Chấm điểm nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×