Kinh tế
Nông nghiệp:
Đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
Thực hiện phép quân điền.
Chú trọng việc khai hoang.
Cấm giết trâu, bò; điều động dân phu mùa cấy gặt.
Thủ công nghiệp: Quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng
Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…
Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…
Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)
Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…
Thương nghiệp: Hàng hóa, tiền tệ dễ dàng lưu thông
Trong nước:
Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới.
Đúc tiền đồng...
Ngoài nước:
Duy trì việc buôn bán với nước ngoài
Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.
Luật pháp :
Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật): bảo vệ vua, hòang tộc, quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia
Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế.
Củng cố chế độ phong kiến tập quyền
Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.
Tình hình giáo dục và khoa cử:
Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.
Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.
Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình
=> Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn,tuyển chọn được nhiều nhân tài.
Văn học, khoa học, nghệ thuật:
Văn học:
Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.
Khoa học:
Khoa học phát triển, phong phú, đa dạng.
Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nghệ thuật:
Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.