Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn chứng minh câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm”

Viết bài văn chứng minh câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm”

3 trả lời
Hỏi chi tiết
187
1
0
Avicii
23/03/2022 21:09:42
+5đ tặng

Tục ngữ là những câu nói của dân gian thường ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những câu nói đó như để gửi gắm một thông điệp cuộc sống, một bài học đạo lý, một triết lí sống mà ông cha ta đã đúc kết được, một bài học coi trọng nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà mình đang có trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là một trong những câu tiêu biểu mang đậm tính nhân văn nói về vấn đề này.

Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" là như thế nào? "Đói cho sạch" ý nói dù có đói khát thì cũng nên ăn sạch, không ăn bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Còn "rách cho thơm" ý nói quần áo không lành lặn thì cũng phải giữ cho chúng sạch sẽ, thơm tho, không được để quần áo bẩn thỉu hay có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Hai từ "cho" được nhắc lại ở hai vế có nghĩa là giữ lấy, nhắc nhở quyết tâm bảo vệ một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng ở lớp nghĩa thực như vậy thì câu tục ngữ sẽ không có sự sâu sắc mà "Đói cho sạch, rách cho thơm" còn có ý nghĩa sâu xa, tế nhị hơn: Dù cuộc sống có bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn đến đâu đi chăng nữa cũng phải giữ gìn cho mình một tâm hồn trong sạch, lương thiện, nhân cách cao cả. Câu tục ngữ không chỉ đơn thuần là nói đến cái đói, cái rách mà còn nói lên một chân lí, một triết lí sống đầy giá trị nhân văn.

Trong sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh những tỉ phú, những thương nhân giàu có hay những công nhân viên chức có cuộc sống ổn định, còn có hàng nghìn những mảnh đời khó khăn, túng thiếu, nghèo đói, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Họ sống một cuộc sống lay lắt cho qua ngày, qua tháng trong những ngôi nhà tạm bợ mà có thể bị gió bão cuốn đi bất cứ lúc nào không hay. Cái nghèo, cái đói cứ bám theo họ mãi và họ không thể thay đổi cuộc sống của mình vì họ không có khả năng hay họ chưa gặp được cơ hội để thay đổi? Người giàu hay người nghèo cũng đều có mong muốn cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, ấm no. Người giàu lại muốn giàu hơn còn người nghèo thì với họ có miếng cơm manh áo là ấm lòng lắm rồi, vậy họ phải làm như thế nào? Có người tự lực đi lên bằng hai bàn tay trắng, lao động, làm ăn lương thiện và cố gắng giữ gìn phẩm giá của mình bằng mọi giá. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ đến hình ảnh lão Hạc - một lão nông nghèo khó trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, là một người cha giàu lòng yêu thương con, chăm chỉ làm ăn nhưng hơn thế, điều ta cảm phục ở lão là phẩm chất cao đẹp, giàu lòng tự trọng của lão. Vì cố gắng giữ gìn số tiền dành dụm và mảnh vườn cho đứa con mà lão chấp nhận chọn cái chết đau đớn bằng bả chó để không phiền lụy đến những người xung quanh và không mất đi cái danh dự cũng như lòng tự tôn của một con người.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người do túng quẫn quá, họ lại đi ăn cướp, ăn trộm và gây ra bao nhiêu tai họa cho xã hội; hay có những con người vì lòng tham vô đáy mà họ bất chấp dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để tham ô, hối lộ nhằm chuộc lợi cho bản thân; hoặc bất chấp nhân tính làm những điều xấu xa, thất đức để đạt được mục đích của bản thân. Chẳng hạn như trong buôn bán kinh doanh, vì muốn kiếm thêm lợi nhuận mà chủ cửa hàng có thể bất chấp mọi thứ để làm. Họ có thể nhẫn tâm nhuộm hóa chất vào thực phẩm nhằm bảo quản, giữ gìn chúng lâu hơn, chế biến thành các món ăn cho người khác mà không quan tâm đến sức khỏe của con người sẽ bị tổn hại nghiêm trọng bởi những hóa chất độc hại đó. Hành động của họ thật đáng lên án!

Trước thực trạng biến động của xã hội như vậy, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mà cha ông ta đã đúc kết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó đúng đắn ở mọi thời đại và mang đậm tính nhân văn. Và muốn làm được những điều như vậy, mỗi bản thân chúng ta cần tự nhận thức và rèn luyện cho mình, luôn nhắc nhở mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Chỉ có tự mình trau dồi và rèn luyện những thói quen tốt thì chúng ta mới mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và càng lúc khó khăn nhất, lúc tưởng chừng như chỉ còn bước đường cùng thì nhân cách của mỗi người mới được bộc lộ rõ nhất.

Kinh nghiệm sống của ông cha ta từ xưa đến nay luôn là những kinh nghiệm quý báu và đúng đắn, thật vậy, với câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Mai
23/03/2022 21:10:19
+4đ tặng

Ta như thấy được những đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Những câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống thanh cao, trong sạch cũng như là sự giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, có câu tục ngữthật đặc sắc nói về vấn đề nàylà “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Người xưa đã thật tinh tế và khéo léo khi đã mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi một con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Câu tục ngữ đề cập đến chuyện đói, rách là những từ như đã chỉ sự nghèo khổ, khó khăn. Nhưng từ “sạch”, “thơm” như vẫn giữ đúng sắc thái của nó đó chính là khi con người có rơi vào những hoàn cảnh khó khăn thì vẫn không được đánh mất chính bản thân mình. Hãy vẫn cứ là mình và giữ được phẩm chất đáng quý của chính chúng ta.

Qủa thực ta như biết được rằng chính trong xã hội phong kiến trước đây, thì những người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn cường quyền ác độc chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này. Những câu nói “Bần cùng sinh đạo tặc” hay những câu “Đói ăn vụng, túng làm càn” như đã thể hiện được. Trên thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn dường như ta cũng phải thấy được phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, cũng như thật trong sạch truyền thống của cha ông.

Nhất là những lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu rằng có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Hơn nữa là khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho hay không? Câu tục ngữ đặc sắc này đường như không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó đa khéo léo như đã nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ “Đói chho sạch rách cho thơm” dường như cũng đã lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước Việt Nam ta được biết đến chính là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Đặc biệt rằng những người nông dân đã quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Có thể thấy được những sự cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng còn là bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ cơ chứ?

Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động xưa kia cũng đã khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất. Đặc biệt hơn là khi chúng ta mà ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Đã có rất nhiều kẻ sĩ xưa kia đã tránh xa chốn quan trường để có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Họ như không màng danh lợi để giữ được cái tôi trong sạc. Họ cho rằng chốn quan trường, những sự bon chen lừa lọc sẽ làm họ khó lòng có thể giữ được cốt cách thanh cao.

Hoàn cảnh khó nhọc rất dễ làm cho con người chúng ta như bị rơi vào trạng thái thật chông chênh. Dường như ranh giới tốt – xấu lúc này dường như chỉ mong manh như một sợi tóc mà thôi. Cho nên chúng ta hãy cố gắng để có thể vượt qua tất cả để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trở thành người tốt đã khó nhưng giữ được mãi đức tính, phẩm chất của mình trong hoàn cảnh không mấy tươi sáng thì thật là khó. Song, không phải là không làm được.

Tất cả con người chúng ta hãy luôn cố gắng rèn luyện những đức tính tốt dù trong hoàn cảnh nghèo khó nào cũng vẫn sẽ giữ được phẩm chất của mình. Chắc chắn rằng người làm được như thế sẽ được xã hội nể phục và kính trọng. Trước tiên chúng ta muốn làm được điều đó thì cân bồi dường thêm cho mình những kiến thức quan trọng. Tri thức sẽ giúp cho chúng ta có thêm được những hiểu biết để tránh những việc không nên làm. Lời dạy “Đói cho sạch rách cho thơm” là một bài học thâm thúy của cha ông ta để lại.

 

1
0
Gentle girl
23/03/2022 21:12:32
+2đ tặng

Trong cuộc sống, nhân cách và đạo đức muôn đời là thước đó giá trị của mỗi người chúng ta. Chính vì lẽ đó mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu mình? Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngày đã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và "Đói cho sạch, rách cho thơm" - một câu tục ngữ quen thuộc đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống dù : khó khăn, thiếu thốn, khó khăn đến đâu thì chúng ta nhất thiết luôn phải sống sao cho trong sạch, sao cho giữ gìn được nhân cách và phẩm chất của chính bản thân mình. Vậy nhân cách là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ nhân cách bản thân? Là những điều ta cần tìm hiểu trong câu tục ngữ này.

      Trước hết, ta có thể hiếu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh - "đói cho sạch"; quần áo tuy có cũ nhường nào cũng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh tươm "rách cho thơm". Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở cháu con trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh "đói - rách" là nói về hoàn cảnh sinh động của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất; còn “sạch - thơm" là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.

      Vậy thế nào là nhân cách? Nói chung, nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước...

       Thế tại sao, con người phải giữ gìn nhân cách của mình? Đầu tiên, đó là bởi chính nhân cách là thước đo giá trị của mỗi con người, khẳng định vị trí của người đó trong cộng đồng xã hội. Chẳng phải vậy sao mà xã hội luôn trân trọng, yêu quý và tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp. Từ đó mà luôn lấy họ làm tấm gương để răn dạy cháu con mình noi theo. Thật vậy, lịch sử chẳng bao giờ quên tôn vinh những tấm gương con người có nhân cách, đạo đức đáng khâm phục, và tiêu biểu chính là người thầy đạo cao, đức trọng Chu Văn An. Thầy đã đem nhân học suốt cuộc đời mình để truyền dạy cho tất cả học trò để rồi cho đến cả một con vật, do quá kính trọng thầy nên đã hóa thành người mà đến theo học lớp thầy dạy. Năm tháng trôi qua nghe thầy giảng đạo lí, nó đã được thầy cảm hóa. Tôn kính thầy, nghe lời giảng dạy của thầy mà thấm nhuần trong tim, nó đã phá luật trời, cho mưa xuống vùng nhiều năm hạn hán để người dân đỡ khổ, đỡ cực. Ngoài ra, thầy thuốc vị danh y Lê Hữu Trác cũng là một người như thế. Và tấm gương đạo đức ngời sáng về lòng kiên trì vượt mọi trở ngại, khó khăn của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chúng ta phải nhắc đến. Bên cạnh đó, trong tài cầm quân đánh giặc, thao lược trong chiến trận, Trần Hưng Đạo quả thực là một đại tướng tài giỏi. Và còn rất nhiều tâm gương ngời sáng khác trong thực tế cuộc sông của chúng ta hiện tại... Tuy nhiên, bên việc tôn vinh những con người như vậy, xã hội ta cũng luôn lên án những kẻ thiếu đạo đức, coi nhân phẩm của mình nhẹ hơn tiền tài, vật chất... Đặc biệt trong thời đại ngày nay cũng có không ít kẻ hám tiền, tham quyền rồi làm những nhiễu nhân dân bằng cách tham nhũng nhận hối lộ... khiến cho đất nước ngày một thêm nghèo.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo