Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

24/03/2022 07:32:26

Trình bài vấn đề phòng chống thiên tai

Trình bài vấn đề phòng chống thiên tai 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
101
1
0
kem nguyễn
24/03/2022 07:37:55
+5đ tặng

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng. Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính (ví dụ như khí CO2).

Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. BĐKH đã tác động xấu không nhỏ tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và y tế và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, BĐKH ảnh hưởng tới sản lượng và gây ra những thay đổi về thời tiết, trực tiếp tác động tới vụ mùa. BĐKH cũng được cho là nguyên nhân phát sinh các virus mới và những virus đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn minh phương
24/03/2022 11:38:13
+4đ tặng

 Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là thách thức lớn nhất đối với cả nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho các thiên tai trở nên khốc liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, có thể xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đã và đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có trong thời gian qua, đang là nỗi lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình, hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại gần 1 trong 5 “ổ” bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết, thủy văn rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lụt, bão diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, thiên tai vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong hơn 30 năm qua tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5% GDP.  

      Theo Chỉ số Rủi ro Thiên tai Toàn cầu 2018, Việt Nam là một trong 10 nước phải chịu tác động nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực đoan gây tổn thất. Kể từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người tử vong do thiên tai và thiệt hại chiếm trên 1,5% GDP. Báo cáo về đóng góp quốc gia tự nguyện để ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhấn mạnh rằng thiệt hại do thiên tai vào năm 2030 có thể lên tới 3-5% GDP. Việc đảm bảo khả năng chống chịu của vùng ven biển trước thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra thực sự là nhiệm vụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Nhiều vùng duyên hải của Việt Nam hiện là vựa lúa của cả nước. Nếu không thiết kế tốt được khung chống chịu với thiên tai thì những trận thiên tai lớn sẽ còn làm tăng thêm thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam.

        Hiện tượng El-Nino kéo dài gây ra hạn hán và xâm nhập mặn vào năm 2015-2016, trận bão Damrey năm 2017 và lũ lụt năm 2018 đã cho thấy tác động nghiêm trọng của cả thiên tai diễn biến chậm và bất ngờ ở Việt Nam, trong đó hầu hết các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ và người dân tộc thiểu số phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về ứng phó và cứu trợ nhân đạo song vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu rõ được thiệt hại kinh tế do thiên tai quy mô lớn gây ra.

Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, bão lụt gây ra, các cơ quan đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, nghiêm túc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn; tổ chức phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các lực lượng, ứng phó kịp thời, có hiệu quả với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, luôn sẵn sàng, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản và cuộc sống của nhân dân. 

Thực hiện tốt phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính”. Tăng cường nắm, theo dõi sát tình hình để đề xuất các chủ trương chỉ đạo kịp thời.

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi có thiên tai, bão lụt, sự cố xảy ra, đề phòng tội phạm lợi dụng để trộm cắp tài sản nhà nước và nhân dân; cử cán bộ xuống tận địa bàn, nơi xảy ra sự cố để cùng Công an địa phương xử lý, ứng phó, khắc phục hậu quả. Rà soát tất cả các loại phương tiện phòng chống thiên tai, lụt bão và cứu hộ, cứu nạn hiện có, đề xuất bổ sung kịp thời.

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền. Củng cố hệ thống tuyên truyền ở Công an các xã, sẵn sàng cơ động xuống tận nơi xảy ra thiên tai để ghi hình đưa tin, tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân nâng cao ý thức phòng tránh.

Tổ chức thực tập các tình huống và cách thức sử dụng các loại phương tiện; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó với các tình huống.

0
0
Garena
26/03/2022 15:34:31

Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.

Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.

Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.

Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...

Thứ sáu, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng.

Thứ bảy, khi có thiên tai xảy ra, cần huy động tổng hợp các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện và nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và các yếu tố đảm bảo. Sau thiên tai, cần đánh giá chính xác thiệt hại, huy động nội lực với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và coi trọng sự cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.

Thứ tám, thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; xem đây là giải pháp căn cơ nhất để phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển một cách bền vững.

Quan tâm đầu tư cho các đơn vị cơ sở xã, phường nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ cao về phương tiện cứu hộ, cứu nạn, dự trữ các nhu cầu thiết yếu lương thực, thực phẩm, thuốc men,... để phục vụ ứng cứu và khắc phục kịp thời hậu quả của thiên tai.

Cần có quy định để các ngành, các cấp, các địa phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH cần lấy quy hoạch phòng, chống bão, lũ làm một tiêu chí quan trọng để chọn phương án phù hợp.

Tiếp tục qua tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình phòng, chống thiên tai như kiên cố hóa hồ đập,... đồng thời tăng cường công tác dự báo, dự tính; cung cấp thông tin dự báo đầy đủ và tin cậy hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Địa lý Lớp 1 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư