Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách giũ gìn làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội?

cách giũ gìn làm đẹp thêm tiếng nói người Hà Nội ?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
219
1
0
Avicii
25/03/2022 20:29:36
+5đ tặng
Theo thời gian, Hà Nội giờ đã là một đô thị lớn với số dân tăng gấp nhiều lần so với vài chục năm trước. Cũng từng ấy thời gian, tiếng Hà Nội biến đổi, thích nghi để phù hợp với đời sống đương đại. Hà Nội là nơi giao lưu, thông thương và hội tụ văn hóa mọi vùng miền, cũng là nơi dung nạp tiếng nói bốn phương, ngôn ngữ vì thế mà có sự gia tăng phương tiện diễn đạt, phong phú và giàu có thêm. Trong vốn liếng ngôn ngữ của mình, người Hà Nội du nhập thêm nhiều từ mới, từ mượn của nhiều địa phương khác như: Ba (bố), mập (béo), ngộ (lạ), trái cây (hoa quả), chiên (rán), ly (cốc), coi (xem), thứ thiệt (thật), nha (nhé)...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Gia Bảo
25/03/2022 20:43:51
+4đ tặng

Qua tiếng nói thấy vẻ đẹp ứng xử

Nhà văn Chu Lai khi nói về tiếng Hà Nội đã dành những lời văn ưu ái thế này: “Giọng nói con gái Hà Nội thật nhẹ, thật chuẩn, thoáng chút giận hờn, thoáng chút tinh nghịch, thoáng chút nhõng nhẽo như chưa lớn, như vừa mới lớn, như chưa yêu lại như vừa được yêu, đang yêu, ngọt lịm, tinh khiết, như hát như ru và như... có gió thổi vi vu ở đầu lưỡi”.

Còn NSND Doãn Châu lại ca ngợi sự nhẹ nhàng trong tiếng Hà Nội rằng: “Tiếng nói người Hà Nội không lên bổng, xuống trầm một quãng rộng trong một câu nói. Nếu vẽ đồ thị cho mỗi câu nói thì nếu đồ thị của câu nói là 10, người Hà Nội chỉ nói ở quãng từ 5 tới 7, mà không nói từ 2 rồi lên 9, 10 rồi lại xuống 1, 2...”.

Có được điều đó, theo GS.TS Trần Trí Dõi (Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) là bởi phụ âm xát được người Hà Nội nói nhẹ như tiếng gió thổi. Tất cả những gì “nặng” đều bị người Hà Nội bỏ qua. Âm xát s thành x, âm quặt lưỡi tr thành ch, r thành d và không có âm rung r - sự khác biệt lớn nhất trong ngữ âm Hà Nội. Vì thế giọng người Hà Nội, nhất là phụ nữ, luôn dịu nhẹ, tình cảm.

Đàn ông thì trầm ấm. Ít có sự ồn ào trong cách nói của người Hà Nội gốc. Đặc biệt là chất giọng sang quý, tròn vành rõ chữ, không luyến láy, không lên giọng cuối câu, không nhấn nhá, không kéo rê, không âm thừa... vẫn còn tồn tại đâu đó trong lòng Hà Nội, nhất là ở khu phố cổ.

Thế nhưng, chất giọng chỉ giữ một vị trí nhất định, điều gây thiện cảm nhất đối với người nghe và khiến giọng Hà Nội trở nên dễ mến chính là cách nói năng, ứng xử hợp lý của người Hà Nội trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Lời nói của người Hà Nội thường rõ ràng về ý tứ, thể hiện sự tôn trọng đối với người đối thoại, đặc biệt là họ không ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ, luôn đệm từ “dạ”, “thưa”, “vâng”... trong câu nói của mình. Con cái, phận dưới bao giờ cũng khuôn phép với cha mẹ và bậc bề trên; ra đường, sự nhường nhịn được coi là phép xử thế chủ đạo. Bằng cảm nhận chung, ai cũng thừa nhận lối ứng xử tinh tế nhờ có lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, khéo léo đã làm nên bản tính thanh lịch của người Hà Nội.

Tiếng Hà Nội hiện đại

Theo thời gian, Hà Nội giờ đã là một đô thị lớn với số dân tăng gấp nhiều lần so với vài chục năm trước. Cũng từng ấy thời gian, tiếng Hà Nội biến đổi, thích nghi để phù hợp với đời sống đương đại. Hà Nội là nơi giao lưu, thông thương và hội tụ văn hóa mọi vùng miền, cũng là nơi dung nạp tiếng nói bốn phương, ngôn ngữ vì thế mà có sự gia tăng phương tiện diễn đạt, phong phú và giàu có thêm. Trong vốn liếng ngôn ngữ của mình, người Hà Nội du nhập thêm nhiều từ mới, từ mượn của nhiều địa phương khác như: Ba (bố), mập (béo), ngộ (lạ), trái cây (hoa quả), chiên (rán), ly (cốc), coi (xem), thứ thiệt (thật), nha (nhé)...

Một cách khái quát hơn, PGS.TS Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Hà Nội khẳng định: “Vòng ranh giới của tiếng Thủ đô và tiếng Việt toàn dân, tiếng Việt văn học đã gần như chồng lấp lên nhau. Theo đó, tiếng Thủ đô với sức mạnh của đô thị hóa đã và đang lan tỏa, làm mờ dần tiếng Hà Nội ven đô cũng như các thổ ngữ Hà Nội”.

Bên cạnh mặt tích cực, tốc độ đô thị hóa cùng làn sóng nhập cư nhanh đến “chóng mặt” cộng với sự thâm nhập mạnh mẽ của văn hóa ngoại lai đã tác động tiêu cực đến thói quen trong giao tiếp của người Hà Nội. Những lời chào, lời cảm ơn, câu xin lỗi, tiếng thưa gửi, dạ, vâng lễ phép với người già, lối nói nhã nhặn trong giao tiếp có biểu hiện thu hẹp trước sự lấn lướt của thứ ngôn ngữ khiếm nhã, lối học đòi nói đệm tiếng nước ngoài, nói “tiếng lóng”, nói nhại, rồi phát âm sai, thiếu chuẩn, lẫn lộn về âm... của một bộ phận không nhỏ người dân. Tiếng Hà Nội trong lề lối ứng xử khuôn thước như xưa, vì thế, cũng đang nhạt đi trong dòng chảy gấp gáp của cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư