Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

26/03/2022 20:25:07

Chứng minh câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên ''

Chứng minh câu tục ngữ " Không thầy đố mày làm nên ''
2 trả lời
Hỏi chi tiết
121
1
0
hnd
26/03/2022 20:26:22
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm điều đó qua câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

Trước tiên, “thầy” là thầy, cô giáo - những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Từ “không” với ý phủ định, nhưng thực chất lại nhằm khẳng định tầm quan trọng của những người giáo viên trong cuộc sống.

Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục. Còn thầy cô lại có công dạy dỗ, định hướng. Những nét chữ đầu tiên, chúng ta được thầy cô cầm tay chỉ dạy. Hay những phép toán đầu tiên, chúng ta được thầy cô hướng dẫn. Không chỉ vậy, trên con đường chinh phục ước mơ, thầy cô cũng là người giúp đỡ, định hướng để mỗi người có được những lựa chọn, quyết định đúng đắn.

J.A. Comenxki đã từng khẳng định: “ Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Chính vì vậy, chúng ta đã giành hẳn một ngày để tri ân các thầy cô giáo. Đó là ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11. Vào dịp này, các trường học sẽ tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm. Các thầy cô đều ăn mặc rất lịch sự, trang trọng. Học trò sẽ gửi đến thầy cô những lời cảm ơn chân thành nhất. Những bài hát như “Bụi phận”, “Người thầy”... vang lên gợi niềm xúc động dạt dào. Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người. Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để các bậc phụ huynh gửi lời tri ân đến người đã dạy dỗ con cái của họ nên người.

Thầy cô - hai tiếng giản dị mà quá đỗi thiêng liêng. Họ là những người lái đò thầm lặng, luôn miệt mài đưa khách qua sông, đến với bến bờ của tri thức. Mỗi học sinh hãy cố gắng học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện phẩm chất để tương lai trở thành người có ích cho xã hội.

Như vậy, câu “Không thầy đố mày làm nên” gửi gắm bài học vô cùng sâu sắc. Từ đó, mỗi người nhận ra được tầm quan trọng của thầy cô giáo trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Mai
26/03/2022 20:26:23
+4đ tặng

Từ ngàn xưa cho đến nay thì những người thầy dạy học luôn được xem là những người đáng được kính trọng. Bởi người thầy không chỉ có học thức tốt mà có được lối sống rất nho nhã, đôn hậu. Để nói về vai trò quan trọng của người thầy thì dân ta có câu tục ngữ hay “Không thầy đố mày làm nên“. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại thật thâm thúy, nó như đã nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết kính trọng thầy.

>> Xem thêm hình ảnh những câu nói hay nhất có thể bạn sẽ thích?

Câu tục ngữ trên quả thật là giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. “Làm nên” chúng ta hiểu là gì? Từ “Làm nên” được hiểu đó chính là những thành công và thành đạt. Và câu nói ý chung chính là để chỉ nếu như không có sự dẫn dắt của người thầy thì bạn sẽ không có thành công được. Câu tục ngữ thật đặc sắc như đưa ra một hình thức thách đố “đố mày” đã tạo lên được sự thích thú cho người đọc. Không chỉ dừng lại ở đó ta như thấy được đây chính là lời răn dạy như đồng thời cũng đã khẳng định được vị trí, vai trò của người thầy trong việc tạo dựng được những sự thành công của con người.

Thật vậy, ta như đã biết được rằng chính người thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay lẽ phải. Nhất là lúc khi còn thơ bé khi bước những bước chân đến trường thì chính người thầy đã dạy cho chúng ta đánh vần những chữ cái, dạy những phép tính cộng, trừ, nhân, chia,…Và không phải ngẫu nhiên mà công dạy dỗ của người thầy cũng được dân ta đặt với công lao trời biển của cha mẹ. Cha mẹ là những người đã sinh thành ra chúng ta nhưng người thầy mới là người cung cấp cũng như “khái hóa” kiến thức cho chúng ta.

Quay trở lại ngày xưa học hàng còn theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy mà thôi. Và người thầy dạy gì thì trò được học nấy. Cho nên người thầy luôn là người quyết định được tài năng cũng như thành đạt của trò. Thầy giỏi thì mới có trò giỏi được. Vì vậy mới ta mới thấy được có Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay đó còn chính là Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An…. những người trò đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy quả thật chí lý đó chính là “Không thầy đố mày làm nên” là không sai.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Thì lúc này người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Còn đối với người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, thầy là người hướng dẫn cho người học trò học tập nghiên cứu. Và những kiến thức ấy có được tiếp thu cũng như để được áp dụng thực hành tốt hay không là ở vai trò của người học trò. Chính vì thế mà người học trò thời nay lại là những người chủ động và có vai trò chủ chốt và quyết định đến vận mệnh và tương lai của chính mình. Nhưng không thể phủ nhận sạch trơn được những công lao của người thầy. Người thầy sẽ đóng vai trò soi đường chỉ lối cho các em. Cung cấp các kiến thức khoa học tin cậy giúp cho các em có thể tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Mỗi người học trò như lại càng thấm thía câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mà ông cha ta đã từng nhắc nhở bao đời nay.

Thế nhưng hiện nay, thật đáng buồn biết bao vì chính trong xã hội ta còn biết bao kẻ “ăn cháo đá bát”. Họ dường như cũng đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ những người đã từng rèn luyện họ nên người. Qủa thật rằng chính những người đó cần phải xem lại bản thân cũng như phải thay đổi ngay lập tức.

Trong xã hội hiện đại thì khái niệm người thầy cũng sẽ được mở rộng ra rất nhiều. Người thầy không phải bó hẹp trong phạm vi nhà trường phải được đào tạo bài bản có bằng giáo viên. Mà đôi khi những người am hiểu trong lĩnh vực của họ chỉ bảo cho ta, hướng dẫn ta những kinh nghiệm hay cũng được coi là những người thầy, và tất cả họ đều được trân trọng biết bao nhiêu. Muốn có được thành công không phải đặt nặng trên đôi vai của người giáo viên mà chính bản thân các em cũng cần phải cố gắng.

Biết ơn thầy, yêu kính thầy chính là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Và đó dường như hính là những tình cảm không bao giờ được thiếu hay vơi cạn đi trong chính mỗi người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k