Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nơi Chử Đồng Tử vùi thân giấu mình nay thuộc xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tương truyền sau khi Chử Đồng Tử và Tiên Dung hóa (về trời), vua Hùng Duệ Vương đã đến chỗ con gái ở. Hối hận và thương con, nhà vua đã ban tước Chử Công cho Chử Đồng Tử và cho lập đền thờ. Cảm động trước mối tình bất tử, đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được nhân dân thờ phụng nhiều nơi trên địa bàn đồng bằng và trung du Bắc bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng, nhưng đền thờ chính, nổi tiếng nhất là đền Đa Hoà thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ngôi đền này năm 1894 được Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở hưng công xây dựng lại. Toàn thể khu đền được xây dựng trên một khu đất cao và bằng phẳng, rộng 18.720m² có cảnh quan rất đẹp, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên, gồm 18 nóc nhà lớn, nhỏ lợp mái ngói với các bờ nóc, đầu đao được vát cong tựa như những mũi thuyền, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Nơi đây gồm 2 khu: khu ngoài không có tường bao rộng chừng 7.200m², nổi bật ngôi nhà bia hai tầng tám mái nằm dưới bóng đa cổ thụ có cửa trổ ra 4 hướng. Từ đây một lối đi lát gạch rộng 8m dẫn tới Ngọ môn, hai bên lối đi có nhà chuông và nhà khánh. Hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật, trong đó có tượng thờ Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Nơi đây hằng năm diễn ra lễ hội kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch. Vào ngày hội, những dòng người khăn áo đủ sắc màu, nườm nượp theo đê hoặc bơi thuyền từ bên kia sông Hồng sang, nô nức trẩy hội tình yêu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |