Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có suy nghĩ gì về câu nói " Tôn sư trọng đạo "

Em có suy nghĩ gì về câu nói " Tôn sư trọng đạo "
1 trả lời
Hỏi chi tiết
118
0
0
Hiển
31/03/2022 19:29:58
+5đ tặng

Dẫu đếm hết sao trời đêm nay, dẫu đếm hết lá mùa thu rơi, nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết công ơn người thầy…” Đó là câu hát cứ ngân nga mãi trong lòng tôi và những ai đã từng cắp sách đến trường, bước chân vào một thế giới mới, xa lạ hơn và không một chút thân thuộc thì người thầy là người đã dìu dắt, nâng đỡ mỗi bước chân của chúng ta trên hành trình tích lũy tri thức và nhân cách làm người.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Một gánh sách không bằng một người thầy tốt”. Tại sao vậy? Học là một công việc cả một cuộc đời con người và không có điểm dừng. Trong hành trình đó sẽ có nhiều lúc ta gặp khó khăn, thắc mắc thì người thầy, người cô sẽ là người giúp đỡ, giải gỡ những băn khoăn cho chúng ta.

Thầy cô không là người vĩ đại nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn trong việc tiếp thu thêm tri thức và nâng cao nhân cách làm người của mỗi người chúng ta. Từ lẽ đó mà nhân dân ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo” là không sai.

Tôn sư trọng đạo là một đạo nghĩa, một nhân cách làm người, chỉ cho chúng ta cách đối nhân xử thế với người đã giúp đỡ chúng ta như người cha, người mẹ thứ hai. Vậy thế nào là tôn sư? Thế nào là trọng đạo?

Tôn trong tôn sư nghĩa là tôn kính, kính trọng. Sư trong tôn sư là người thầy, người cô. Tôn sư chính là một lời khuyên nhủ, một lời răn dạy mỗi người chúng ta đều phải tôn trọng và kính yêu mỗi người thầy, mỗi người cô đã dạy cho ta biết chữ, biết cách làm người và biết cách sống cho đúng đạo nghĩa.

Tôn trọng thầy cô cũng như tôn trọng chính cha mẹ của chúng ta. Từ đó, với hai từ tôn sư, ta có thể hiểu được vai trò của thầy tại sao lại to lớn đến như vậy, lại vĩ đại đến mức độ chúng ta cần tôn trọng. Thế còn trọng đạo? Trọng trong trọng đạo cũng như tôn trong tôn sư đều chỉ đến sự tôn kính, tôn trọng của ai đó dành cho một người nào đó mà mình kính yêu, quý mến.

Đạo trong trọng đạo là đạo lý, đạo đức. Trọng đạo nghĩa là chúng ta phải tôn trọng người đã dạy cho chúng ta đạo đức, hiểu được đạo lý làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống. Người đó không là ai khác ngoài người thầy, người cô, những người lái đò dìu dắt, đưa đón chúng ta cập đến đến bến bờ của tương lai.

Trọng đạo ở đây còn có nghĩa là tôn trọng đạo đức làm người. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một cụm từ của ông cha ta thời xưa dùng để khuyên răn con cháu nên tôn trọng và kính yêu người thầy, người cô – những người ngày đêm không ngại khó khăn mà thắp sáng lên ánh đèn soi rọi trên con đường đến thành công của chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư