Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vì lợi ích quốc gia và dân tộc
Nội dung này phù hợp với Điểm 1, Điều 4 Luật Báo chí 2016 quy định: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân”; và Điểm 2, Điều 4 quy định báo chí: “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân” (Khoản a); và báo chí có chức năng, nhiệm vụ: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” (Khoản b). Bên cạnh đó, nội dung điều này cũng phù hợp với Khoản b, Điểm 3, Điều 25 quy định nhà báo có nghĩa vụ: “Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Tôn trọng công chúng, bảo vệ nguồn tin
Đó là sự phản ánh phẩm chất nghề nghiệp và thể hiện tính chất đạo đức đặc thù của người làm báo Việt Nam. Khoản a, Điểm 3, Điều 25 quy định nhà báo có nghĩa vụ: “Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân”.
Tôn trọng công chúng là thể hiện ý thức, bổn phận của người làm báo trong việc tiếp nhận thông tin của công chúng, truyền đạt thông tin của công chúng trên báo chí - tất nhiên đó phải là những thông tin lành mạnh, nhân văn, vì lợi ích của công chúng. Tôn trọng công chúng cũng có nghĩa là sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, phản hồi thông tin theo yêu cầu chính đáng của công chúng, kịp thời cải chính những thông tin sai sót trên báo chí để mang lại niềm tin cho công chúng.
Bảo vệ nguồn tin là một trong những khía cạnh cơ bản, quan trọng trong đạo đức của người làm báo nhằm góp phần giữ gìn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của các đối tượng (cá nhân, tổ chức) cung cấp thông tin cho báo chí.
Đề cao trách nhiệm xã hội, thượng tôn pháp luật
Nội dung này thể hiện phẩm chất đạo đức công vụ của người làm báo. Nghề báo là một nghề đặc biệt trong xã hội, đó là người đưa tin, đồng thời là người chuyển tải, bồi đắp, nuôi dưỡng niềm tin cho công chúng. Muốn tạo niềm tin cho công chúng để góp phần tạo niềm tin cho xã hội, đòi hỏi nhà báo phải công tâm - tức là có cái tâm vì lợi ích chung của đất nước, xã hội và công chúng; có đức tính liêm chính - tức là có lòng tự trọng, ngay thẳng để không bao giờ “bẻ cong” ngòi bút hay làm “bồi bút” cho bất cứ đối tượng nào. Mặt khác, sức lan tỏa nhanh nhạy, tác động sâu rộng đến xã hội và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của báo chí tới đông đảo công chúng đòi hỏi những người làm báo phải đề cao trách nhiệm với từng câu chữ, với từng con số, sự kiện, với từng khuôn hình, thước phim, hình ảnh của mình làm ra. Trách nhiệm xã hội là một trong những nội dung quan trọng làm nên tư cách đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Khi càng coi trọng ý thức công dân, đề cao trách nhiệm xã hội của nhà báo, thì càng tăng cường vị thế, uy tín của nhà báo trong xã hội.
Yêu cầu “không vụ lợi” cũng là đòi hỏi cấp bách hiện nay để người làm báo giữ được đạo đức công vụ của mình trong hoạt động nghề nghiệp, từ đó tự mình phòng ngừa những cám dỗ, “cạm bẫy” đầy rẫy trong xã hội. Điều này phù hợp với Khoản c, Điểm 3, Điều 25 quy định nhà báo có nghĩa vụ: “Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật”.
Ứng xử nhân văn, hợp tác với đồng nghiệp
Làm báo không chỉ mang ý nghĩa là làm chính trị, mà còn bao hàm cả ý nghĩa làm văn hóa, vì sản phẩm báo chí là sự kết tinh của trí tuệ, văn hóa của người làm báo. Do đó, biết ứng xử nhân văn với con người, cuộc sống và xã hội sẽ giúp nhà báo thông tin, phản ánh mọi vấn đề, sự kiện dưới góc nhìn thân thiện, vì sự phát triển lành mạnh của xã hội; kể cả khi thông tin các vấn đề tiêu cực cũng được soi chiếu qua cách nhìn nhận, đánh giá mang tính xây dựng của nhà báo.
Bảo đảm tác quyền, giữ gìn bản sắc dân tộc
Tác phẩm báo chí gắn liền với cá tính sáng tạo cá nhân người làm báo. Do đó, việc bảo đảm tác quyền vừa là khía cạnh đạo đức, vừa thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật về bảo vệ quyền tác giả của người làm báo trong hoạt động chuyên môn; đồng thời cũng góp phần phòng chống nguy cơ “đạo văn, đạo báo” trong xa lộ thông tin toàn cầu.
Việc đòi hỏi người làm báo phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc là thể hiện ý thức, tinh thần coi trọng bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp và truyền thống đặc sắc của dân tộc và con người Việt Nam, tránh bị nguy cơ lai căng, sùng ngoại, “xâm lăng văn hóa” trên báo chí. Người làm báo cũng nên biết học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa trí tuệ, văn hóa, văn minh của nhân loại để báo chí Việt Nam chủ động, tự tin tăng cường hợp tác, giao lưu, hội nhập với báo chí khu vực và trên thế giới. Điều này cũng phù hợp với Điểm 2, Điều 4 quy định báo chí có chức năng, nhiệm vụ: “Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” (Khoản b); “Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam (Khoản đ); và “Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững” (Khoản e).
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017. Luật gồm 6 chương, 61 điều (tăng 25 điều), trong đó có 35 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi bổ sung các quy định của Luật báo chí hiện hành.
Tại hội nghị, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu các quy định của Luật báo chí năm 2016, trong đó tập trung vào những quy định mới của Luật Báo chí và việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành sắp tới.
So với luật hiện hành, Luật Báo chí năm 2016 có nhiều điểm mới thể hiện ở các quy định: Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; đối tượng thành lập cơ quan báo chí; liên kết trong hoạt động báo chí; quyền hạn, nghĩa vụ của nhà báo; hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí; những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí; cải chính và xử lý vi phạm; pháp điểm hóa các quy định tại Nghị định của Chính phủ.
Luật Báo chí 2016 kết cấu chương 2 với 4 điều quy định công dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in.
Ngoài các đối tượng thành lập cơ quan báo chí theo luật hiện hành, luật mới bổ sung thêm một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học như: Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục Đại học: tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ, bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tương đương trở lên.
Về liên kết trong hoạt động báo chí, Luật mới quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được liên kết với các cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được liên kết...
Về quyền tác nghiệp của báo chí, ngoài các quy định của luật hiện hành, luật lần này đã quy định cụ thể đối tượng và trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền từ chối cung cấp cho báo chí.
Để bảo vệ nguồn tin và quyền tác nghiệp của nhà báo, so với Luật báo chí hiện hành, luật báo chí mới đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện Kiểm soát nhan dân, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Về quyền hạn và nghĩa vụ của nhà báo, Luật mới đã bổ sung và luật hoá những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Trong đó, quy định Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật Báo chí mới đã pháp điểm hoá quy định tại các nghị định của Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy định mới để điều chỉnh hoạt động báo chí, cụ thể là các quy định về: Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí, thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí, hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài, hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, báo điện tử, phản hồi thông tin.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |