Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (1) trang phục và văn hóa.​​

luyện tập đưa các yếu tố ts và mt vào bài văn nghị luận (1)trang phục và văn hóa.​​
lưu ý(mọi người đừng viết mấy bài có sẵn nhé vì có thể trùng bài)
mọi người giúp mình nhé!Cảm ơn mọi người
3 trả lời
Hỏi chi tiết
451
1
2
Vy
01/04/2022 14:54:42
+5đ tặng

CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Đề bài: Trang phục và văn hóa

Xem thêm:

  • Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận siêu ngắn
  • Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (chi tiết)

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

a) Định hướng làm bài.

   "Trang phục và văn hoá" là một đề tài mở, không bị giới hạn bởi những yêu cầu, định hướng. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây cho người viết nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và sắp xếp luận điểm. Nếu không xác lập được một hệ thống chặt chẽ, bài văn sẽ rơi vào tình trạng lan man, dàn trải.

   Có thể dựa theo gợi ý trong sách giáo khoa để cụ thể hoá đề văn đó thành tình huống xác định, bao gồm hiện tượng và nêu quan điểm, chính kiến :

- Hiện tượng: một số bạn đua đòi ăn mặc, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh gia đình và truyền thống văn hoá của dân tộc.

- Nêu quan điểm, bày tỏ thái độ của bản thân trước hiện tượng đó.

b) +c) Xác lập và sắp xếp hệ thống luận điểm

   Trong số những luận điểm sách giáo khoa gợi ý, có những luận điểm không phù hợp, cần phải lược bỏ (ví dụ như luận điểm d). Những luận điểm còn lại cũng mới chỉ là sự liệt kê, chưa được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. Bởi vậy, sau khi lược bỏ những luận điểm không cần thiết và bổ sung thêm một số ý chi tiết, có thể xác lập một hệ thống luận điểm như sau :

- Luận điểm 1: Gần đây, cách ăn mặc của bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

- Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người "văn minh", "sành điệu".

- Luận điểm 3: Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc ấy có nhiều tác hại :

    + Làm mất thời gian

    + Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập

    + Gây tốn kém cho cha mẹ

- Luận điểm 4: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

d) Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn

   Sau khi có được một hệ thống luận điểm như trên, người viết sẽ tìm các yếu tố tự sự, miêu tả để đưa vào, làm tăng sức thuyết phục của các luận điểm. Ví dụ như đoạn nói về hiện tượng "một số bạn đua đòi ăn mặc", có thể miêu tả các bạn đó ăn mặc lố lăng, kệch cỡm như thế nào, có thể kể ra một sự kiện nào đó mà việc ăn mặc không phù hợp ấy đã gây phản cảm cho người chứng kiến. Hoặc trong phần trình bày quan điểm, thái độ, có thể dẫn lời của một người nào đó (thậm chí là câu nói nổi tiếng của một danh nhân) để cho lập luận của bài văn tăng thêm sức thuyết phục.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Avicii
01/04/2022 14:54:43
+4đ tặng

Con người từ lúc sinh ra và trưởng thành cần phải rèn luyện nhiều đức tính quý báu và hoàn thiện bản thân mình. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là việc chúng ta ăn mặc, lựa chọn trang phục sao cho đẹp đẽ và phù hợp với văn hóa. Trang phục là cách con người ăn mặc, bao gồm quần áo và các phụ kiện khác. Trang phục là vẻ bề ngoài của con người, phản ánh gu thẩm mĩ cũng như phong cách của người đó. Còn văn hóa là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Trang phục và văn hóa tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trang phục của con người nên phù hợp với văn hóa của quê hương, đất nước, thuần phong mĩ tục, tránh kệch cỡm, lố lăng. Thông qua trang phục, ta cũng có thể nhận diện được đó là văn hoá đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào đó. Với mỗi người, cần phải hiểu trang phục và văn hoá đi liền với nhau và có sự gắn bó nhất định. Khi giao tiếp với người khác, vẻ bề ngoài rất quan trọng bởi điều thu hút ánh nhìn của ta trước hết chính là trang phục của người đối diện. Thông qua cách ăn mặc, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đó. Bởi vậy, cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ theo sở thích mà còn phải gắn với chuẩn mực, nếp sống văn hóa xã hội. Y phục đẹp không cần phải quá cầu kỳ với những bộ cánh màu mè, không phải đồ hiệu, sang chảnh mới là thể hiện trình độ văn hóa cao mà nó phải thật sự tạo thoải mái, tự tin cho người mang nó và phù hợp với điều kiện sống, hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách ăn mặc phản cảm, chưa phù hợp với hoàn cảnh, thậm chí là lố lăng, không gây thiện cảm với người khác, không phù hợp với văn hóa, bối cảnh… những người này cần xem xét lại bản thân mình. Trang phục thuộc về hình thức nhưng nó phản ánh tư duy, suy nghĩ của con người. Chúng ta cần phải lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân, hoàn cảnh để lịch sự và khiến bản thân mình tự tin hơn.

Avicii
Chấm điẻm nha Japan
1
1
Nguyễn Anh Đức
01/04/2022 14:57:14
+3đ tặng
II. Luyện tập trên lớp

3. Sắp xếp lại luận điểm đã cho: (a) – (c) – (e) – (b) – (d).
4. Xác định và vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

a. - Yếu tố tự sự:

   + Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để mặc vào một chiếc áo phông.

   + Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường.

  + Lại có bạn quên cả việc học tập.

   + Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra bạn của lớp mình.

- Yếu tố miêu tả:

   + Trắng, loè loẹt, loằng ngoằng

   + Xé gấu và thủng gối

   + Dán mắt vào, đắm đuối.

   + Mái tóc đỏ hoe, đôi giày cao quá khổ, áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình, người gầy nhỏ, quần trắng ống rộng lùng thùng

Luận điểm:

Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!

b. - Yếu tố tự sự:

   + Nhớ lớp kịch "Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục" mà chúng ta mới học

   + Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia .đặt may lễ phục

   + Ông ta tưởng rằng hễ mặc được bộ lễ phục quý tộc là mình có ngay cái sang của nhà quý tộc.

   + Ông Giuốc-Đanh đã tự mình biến thành trò cười

   + Ông ta cò bị đám thợ phu lột áo, quần
 

- Yếu tố miêu tả:

   + Hãnh diện ngẩng cao đầu

   + Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn

   + Bị lột cả áo ngắn, quần cộc

   + Giuốc-Đanh kia hăm hở

Luận điểm: Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người "văn minh", "sành điệu". Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự "sành điệu", "văn minh" ấy sẽ làm cho mình trở thành con người "thức thời" hơn, "hiện đại" hơn.

...Vậy thì sự sang trọng, có cả sự "sành điệu", "văn minh" nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo "mốt" này "mốt" nọ đâu!

5. Viết đoạn văn: Triển khai luận điểm phần thân bài.
 

b. Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

e. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, hoàn cảnh sống

Không đưa vào những câu văn thừa (có nội dung không sát với luận điểm).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K