Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) nêu cảm nhận của em vê bai thơ 'Ngắm Trăng' hoặc 'Đi đường' của Hồ Chí Minh

viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) nêu cảm nhnj của em vê bai thơ 'Ngắm Trăng' hoạc 'Đi đường' của Hồ Chí Minh (ko cần dài, chỉ cần đủ ý và tự viết) văn nghị luận và nêu rõ câu chủ đề ( thưởng lớn)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.419
2
0
Meliora Kerenza ☘☘
02/04/2022 09:40:47
+5đ tặng
Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Bngann
02/04/2022 09:40:47
+4đ tặng

Mở đầu bài thơ "Ngắm trăng" là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù. Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hờ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.
Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,… Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác - một con người giao hòa và yêu thiên nhiên tha thiết. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yêu thiên nhiên và khát khao tự do.

3
2
Giang
02/04/2022 09:41:05
+3đ tặng

Bác Hồ vị chủ tịch đáng kính, người lãnh tụ vĩ đại và cũng là doanh nhân văn hoá nổi tiếng thế giới. Bác không chỉ giỏi quân sự, chính trị mà còn giỏi cả văn chương. Tập thơ “ Nhật kí trong tù” là viên ngọc sáng chưa được mài rũa chứng tỏ tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tập thơ ấy, có bài thơ “Ngắm trăng” - “Vọng nguyệt” được nhiều bạn đọc yêu thích và công nhận tài năng của người nghệ sĩ ấy.

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ Cách mạng.
Hai câu thơ đầu tiên nêu lên hoàn cảnh thực tại của nhân vật trữ tình:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

Mặc dù ở bản dịch câu thơ thứ hai người dịch đã biến câu thơ từ câu hỏi tu từ thành câu khẳng định nhưng ta vẫn hiểu rõ được ý thơ. Bác nêu ra một thực tại trước mắt. Trong tù ngục thiếu thốn, khó khăn nhân vật trữ tình không có rượu cũng không có hoa. Thật trớ trêu thay bởi cảnh đẹp đêm trăng sáng mà không có rượu, không có hoa để thưởng nguyệt. Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện.

Rồi khi ánh trăng xuất hiện lung linh, huyền ảo:

“Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

Trong hai câu thơ chữ Hán 3 và 4, từ “nhân” đối với “nguyệt” , từ “song tiền” đối với “song khích”, từ “minh nguyệt” đối với “thi gia” và ở mỗi câu thì từ “song” đều đứng ở giữa người và trăng. Bằng phép nhân hoá tài tình, trăng và người như hoá thành một, đồng điệu cùng một tâm hồn. Người trong tù qua thanh song sắt ngắm trăng, trăng qua song sắt ngắm nhà thơ. Thanh sắt cửa sổ nhà tù như ranh giới giữa người tù và ánh trăng. Bởi vậy, hai câu thơ cuối chính là cuộc vượt ngục tâm hồn của thi nhân. Trong không gian tù túng chật trội của tù giam, người tù nhân nghệ sĩ vẫn thả hồn mình với trăng thanh gió mát ngoài cửa sổ.
 

Ở hai câu thơ này, ta còn thấy chất hiện thực và chất lãng mạn hoà làm một, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ cũng thấm vào nhau. Người đọc nhìn thấy ở người chiến sĩ Cách mạng tâm hồn nghệ sĩ hoà cùng tâm hồn mạnh mẽ của người cộng sản. Sống nơi tăm tối tù ngục mà Bác vẫn yêu đời, yêu thiên nhiên. Bác không lo nghĩ về khó khăn gian khổ bởi tâm hồn Bác đã thả vào ánh trăng ngoài kia.

Bài thơ hơn thế còn thể hiện một tâm hồn nghịch cảnh nào cũng hướng ra ánh sáng. Nhà lao hiện thân cho bóng tối hắc ám, đại diện cho cái xấu cái ác. Tâm hồn Bác lại vượt khỏi nhà giam ấy, vượt khỏi bốn bức tường của lao phủ để tiến tới ánh sáng trong đẹp ngoài kia. Bác tìm đến ánh sáng của tự nhiên vĩnh cửu. Không phải là tự nhiên tìm đến Bác mà chính là Bác đưa ánh trăng vĩnh hằng vào nhà lao tù ngục đen tối.

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay. Nhưng Bác lại không có rượu có hoa để thưởng nguyệt. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do, là một cách vượt ngục tù để tìm đến tự do. Người đọc qua đó mới hiểu câu đề tự của Bác ở tập thơ:

“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×