LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu hỏi trắc nghiệm Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (phần 5) - Câu hỏi trắc nghiệm: tính quy luật của hiện tượng di truyền (phần 5)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
199
0
0
Nguyễn Thị Thương
07/04/2018 13:49:02

CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Chọn giống bằng đột biến

   

I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

   1. Quy trình

   Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng các tác nhân gây đột biến nhằm làm thay đổi vật chất di truyền của sinh vật để phục vụ nhu cầu của con người

   - Xử lí mẫu vật: Xử lí mẫu vật (trứng, hạt giống, mầm, mô phân sinh, …) bằng các tác nhân đột biến với liều lượng và thời gian phù hợp để ko làm chết hay giảm sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.

   - Chọn lọc cá thể: chọn các cá thể có kiểu hình mong muốn.

   - Tạo dòng thuần chủng: cho các thể đột biến đã chọn sinh sản để tạo thành dòng thuần.

   2. Các thành tựu tạo giống ở Việt Nam

   a. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lí

   Các tia tử ngoại, tia phóng xạ hay sốc nhiệt đều gây nên các đột biến gen hoặc đột biến NST với nhiều dạng biến đổi khác nhau.

   Ví dụ: Xử lý giống lúa Mộc Tuyền bằng tia Gamma tạo ra giống MT1 có nhiều đặc tính quý; …

   b. Gây đột biến bằng tác nhân hoá học

   Một số hoá chất được sử dụng khi thấm vào tế bào sẽ gây đột biến gen như: 5-BU, EMS, … hoặc người ta có thể sử dụng cônsixin để gây ra đột biến đa bội.

   

II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.

   1. Công nghệ tế bào thực vật

   - Nuôi cấy hạt phấn: nuôi các hạt phấn trong môi trường nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội để tiến hành chọn lọc in vitro những đặc tính mong muốn. Sau đó lưỡng bội hoá thành các dòng thuần.

   - Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro: nuôi cấy các loại tế bào để tạo thành mô sẹo; kết hợp với các loại hoocmôn sinh trưởng nhằm nhân nhanh số lượng cây giống.

   - Tạo giống bằng chọn dòng tế bào soma có biến dị: nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau.

   - Dung hợp tế bào trần: loại bỏ thành xenlulozo sau đó dung hợp 2 tế bào với nhau và nuôi cấy tạo thành cây mới mang đặc điểm của cả 2 giống cây ban đầu.

   2. Công nghệ nuôi cấy tế bào động vật

   - Cấy truyền phôi: là thao tác chuyển phôi từ cơ thể động vật cho sang cơ thể động vật nhận

   - Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển gen

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 12 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư