Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 21: Ý nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?
A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
C. Tự vệ tốt hơn.
D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
Câu 22. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 23. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 24. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 25. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 26. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 27. Ăn thịt đồng loại xảy ra do:
A. tập tính của loài.
B. con non không được bố mẹ chăm sóc.
C. mật độ của quần thể tăng.
D. quá thiếu thức ăn.
Câu 28. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
Câu 29: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hỗ trợ.
B. Cạnh tranh khác loài.
C. Kí sinh cùng loài.
D. Cạnh tranh cùng loài.
Câu 30: Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:
A. tỉ lệ tử vong 2 giới không đều.
B. do nhiệt độ môi trường.
C. do tập tính đa thê.
D. phân hoá kiểu sinh sống.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | D | D | B | C | A | C | D | B | D | A |
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |