Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào nội dung bài 10 đã học, em hãy thiết kế 01 sản phẩm tuyên truyền quyền và nghĩa vụ của công dân

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài tập vận dụng:
Dựa vào nội dung bài 10 đã học, em hãy thiết kế 01 sản phẩm tuyên
truyền quyền và nghĩa vụ của công dân.
Nội dung: Trình bày khẩu hiệu tuyên truyền về một trong những
quyền hoặc nghĩa vụ cơ bản của công dân ( ví dụ: quyền được học
tập, quyền được chăm sóc, bảo vệ, quyền được giữ bí mật về đời
sống riêng tư, nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ tổ
quốc....). Chỉ chọn 01 quyền hoặc nghĩa vụ để thiết kế.
- Hình thức trình bày: các em có thể thiết kế trên word, powerpoint
hoặc có thể vẽ trên giấy.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
208
2
0
anh
04/04/2022 15:22:00
+5đ tặng
Nhà nước là chủ thể độc quyền ban hành pháp luật. Vì thế, về nguyên tắc, pháp luật của nhà nước phải khách quan để bảo đảm lợi ích của công dân và duy trì bình thường việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan dân cử tiêu biểu nhất, có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách trung thực và toàn diện; đặc biệt trong việc xây dựng mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước với công dân.
 Để thể chế hóa nguyên lý đại diện trên, đồng thời “khắc phục sự vi phạm quyền con người, quyền công dân do thiếu sót của Nhà nước từ hoạt động lập pháp, lập quy”[1], Hiến pháp năm 1992 khẳng định một tư tưởng chỉ đạo hay nguyên tắc nền tảng cho việc xác lập địa vị pháp lý của công dân: Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định. Ngay từ năm 1992, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII[2] - luật gia kỳ cựu Phùng Văn Tửu - đã bình luận: “Ở đây nói luật chứ không phải pháp luật. Như vậy là sau khi có Hiến pháp mới thì chỉ có luật do Quốc hội thông qua mới quy định về quyền và nghĩa vụ công dân. Còn các văn bản dưới luật chỉ là hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. Đó cũng là một trong nhiều thí dụ khác chứng tỏ quyết tâm của Nhà nước ta xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”[3]. Đây cũng chính là quy định mới mang tính nền tảng đối với hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, Quốc hội nói riêng. Điều này, một lần nữa, thể hiện thái độ trân trọng rất đáng ghi nhận của Nhà nước đối với việc thể chế hóa địa vị pháp lý của công dân, nhằm hạn chế tối đa sự tùy tiện từ phía Nhà nước.
Về mặt hình thức pháp lý,chúng tôi xin diễn giải như sau[4]:
1.Quyền và nghĩa vụ của công dân có thể được chia thành hai loại gồm quyền và nghĩa vụ cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp - luật cơ bản của Nhà nước) và quyền, nghĩa vụ khác hay quyền, nghĩa vụ không cơ bản (được quy định mang tính xác lập, khởi đầu trong các luật, bộ luật). Phân tích sâu hơn, chúng ta nhận thấy Hiến pháp chỉ quy định những quyền và nghĩa vụ công dân hoặc có tính quan trọng đặc biệt, hoặc vừa có tính quan trọng đặc biệt vừa có tính khái quát so với quyền và nghĩa vụ luật định. Ví dụ: nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ chung được hiến định; còn nghĩa vụ nộp một loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu… sẽ do luật định. Hoặc quyền được Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình (theo suy đoán) là quyền chung; còn quyền kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình là quyền cụ thể. Một ví dụ khác, quyền bầu cử là quyền quan trọng đặc biệt vừa có tính chung nên được hiến định: "Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 54 Hiến pháp 1992). Trong trường hợp này, nếu chỉ lấy việc xác định độ tuổi làm căn cứ thì quyền bầu cử dường như là quyền khá cụ thể; tuy nhiên, nếu tiếp tục xét một số trường hợp công dân tuy đủ tuổi hiến định song vẫn bị tước quyền bầu cử theo luật định (ngoại lệ) thì quyền này lại vẫn mang tính khái quát[5].
2. Bản thân Quốc hội cũng không được ban hành các loại văn bản khác mà nội dung có liên quan đến việc quy định mang tính xác lập, khởi đầu quyền và nghĩa vụ công dân. Chiểu theo cách hiểu trên thì Quốc hội không thể sử dụng Nghị quyết vào việc này. Khoản 3 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định: “Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội”. Hệ quả là, không thể suy diễn “các vấn đề khác” ở đây bao hàm mọi thẩm quyền của Quốc hội để ban hành nghị quyết kiểu Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 07/01/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 hay Nghị quyết số 55/2010/NQ- QH12 ngày 6/12/2010 về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
3. Tất nhiên, Quốc hội cũng không thể ủy quyền cho bất kỳ cơ quan nào khác việc quy định quyền và nghĩa vụ công dân. Như vậy, thật khó mà bào chữa cho sự có mặt của pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thậm chí là Nghị định “không đầu” của Chính phủ quy định về địa vị pháp lý của công dân, nếu chúng ta thượng tôn Hiến pháp.
Về mặt nội dung, theo Luật Ban hành VBQPPL 2008, “Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực... quyền và nghĩa vụ của công dân” (Khoản 2 Điều 11). Trong khi đó, các VBQPPL khác hoặc không được Luật này xác định rõ thẩm quyền như trên hoặc nếu được trao thẩm quyền có liên quan, như nghị định do Chính phủ ban hành sẽ “quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện… quyền, nghĩa vụ của công dân” (Điều 14). Từ đó, có thể hiểu:
1. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quy định quyền và nghĩa vụ công dân mang tính xác lập, khởi đầu trong Hiến pháp và các đạo luật. 
2. Các cơ quan nhà nước khác chỉ có quyền dựa vào Hiến pháp và luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quyền, nghĩa vụ công dân và phải đảm bảo rằng, hoạt động này không được tiến hành trái với tinh thần hiến định, luật định. Ví dụ: Quốc hội đặt ra các thứ thuế kèm theo khung thuế suất chuẩn; cơ quan thuế vụ theo thẩm quyền chỉ có thể tổ chức cho công dân đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế (chẳng hạn ở tỉnh A, công dân đăng ký mã số thuế, kê khai và nộp thuế trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế; còn ở tỉnh B, công dân đăng ký mã số thuế, kê khai thuế qua Internet và nộp thuế qua ngân hàng) hoặc cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế suất riêng cho từng đối tượng nộp thuế nhưng không được nằm ngoài khung thuế suất luật định. Nếu hiểu một cách nghiêm ngặt thì các cơ quan này chỉ có thể tác động đến việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ của công dân thông qua việc tự mình xây dựng hoặc tham gia xây dựng thủ tục hành chính; thậm chí, trong một số trường hợp, Hiến pháp, luật sẽ quy định về quyền, nghĩa vụ công dân một cách trực tiếp và toàn diện (tuyệt đối).
3. Các cơ quan nhà nước khác không được đặt ra quyền, nghĩa vụ mới so với quyền, nghĩa vụ hiến định và luật định hoặc xóa bỏ quyền, nghĩa vụ hiến định và luật định.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×