Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích nhân vật tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn

Viết bài văn phân tích nhân vật tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
187
0
0
Lê Vũ
05/04/2022 19:31:12
+5đ tặng
“Sống chết mặc bay” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Phạm Duy Tốn. Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh nhân vật quan phụ mẫu hiện lên vô cùng chân thực, sinh động.

Nhân vật này không xuất hiện ngay từ đầu. Mà đầu tiên nhà đã khắc họa hình ảnh nhân dân đang chống chọi cơn lũ trước. Rồi sau đó mới để viên quan phụ mẫu xuất hiện trong hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược. Trước tình cảnh thảm hại của nhân dân, nhiều người tự hỏi bậc quan phụ mẫu đâu? Thì xin thưa rằng quan đang ngồi trong đình đánh tổ tôm. Khung cảnh trong đình được nhà văn miêu tả chi tiết: đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Viên quan đang “uy nghi chễm chệ ngồi” trên sập, “tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi”.


 
Ngòi bút nhà văn còn khắc họa sâu hơn, chi tiết hơn những đồ vật trong căn phòng của quan phủ để thấy được cuộc sống sa hoa, hưởng thụ khác hẳn với sự khốn khổ bên ngoài của người dân: “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đôi môi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngày nào ống vôi chạm, ngoáy tai, lý thuốc, quản bút, tăm bông…”. Nhân vật không nói nhiều, chỉ thỉnh thoảng cất lời, mà hầu hết là những mệnh lệnh đầy oai vệ, uy nghiêm với bọn nha lại, lính lệ và thầy đề, chánh tổng: “Điếu, mày!”. Có khi thì là với thầy để lại: “Có ăn không thì bốc chứ!”, rồi: “Thì bốc đi chứ!”... Thật trớ trêu thay khi bậc quan lại phải là người đứng đầu sóng ngọn gió, cùng với nhân dân bảo vệ con đê sắp vỡ, nhưng giờ lại đang ngồi trong đình ung dung đánh bài, hưởng lạc.

Đặc biệt, tác giả xoáy vào dáng điệu, thái độ và lời quát lác đầy giận dữ của quan lớn khi có một người dân quê xông vào báo tin đê vỡ: “Để vỡ rồi! … Để vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? Đuổi cổ nó ra!”. Từ đó, sự vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu đã được đẩy lên đỉnh điểm.


 
Tóm lại, tác giả Phạm Duy Tốn đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh nhân vật viên quan phụ mẫu đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến đương thời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×