- Địa chủ: kinh doanh ruộng đất bóc lột địa tô.Thái độ: đa số đã đầu hàng trở thành tay sai của đế quốc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân (đại địa chủ). Trung và tiểu địa chủ thì ít nhiều có tinh thần yêu nước, chống Pháp.
- Nông dân: bị phân hóa thành nhiều bộ phận. Một bộ phận ở lại làng quê làm tá điền, một bộ phận ra thành phố, đô thị làm các nghề phụ, một bộ phận làm công nhân trong các đồn điển, nhà máy...Thái độ căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng tham gia đấu tranh khi có giai cấp nào khởi sướng.
- Công nhân: làm thuê trong các nhà máy xí nghiệp, đồn điền, số lượng ngày càng đông, bị bóc lột sức lao động tàn bạo. Thái độ kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là động lực của cách mạng.
- Tư sản: là chủ các xưởng, nhà máy, các hãng buôn lớn bị Pháp chèn ép, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng.
- Tiểu tư sản: gồm học sinh, giáo viên, viên chức, làm công ăn lương, buôn bán nhỏ. Đời sống bấp bênh, có tinh thần yêu nước hăng hái, chống đế quốc.
- Văn thân, sĩ phu tư sản hóa: tư tưởng tiến bộ, là bộ phận lãnh đạo cách mạng đầu thế kỉ XX.